“Có ép tôi cũng không đọc “Sợi xích“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bình luận về cuốn tiểu thuyết đầu tay của ca sĩ, diễn viên Lê Kiều Như, nhiều nhà văn, đạo diễn đã tỏ ra cực kỳ bức xúc. Nhà văn Lê Văn Thảo, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM, thốt lên: “Có ép tôi đến mấy tôi cũng không đọc cuốn đó. Giới nhà văn chúng tôi chỉ quan tâm những gì thuộc về văn học, còn cuốn đó không phải là tác phẩm văn học!“.
“Có ép tôi cũng không đọc “Sợi xích“
Ảnh minh họa

Mấy ngày qua, dư luận cả nước xôn xao chung quanh việc Nhà xuất bản Hội nhà văn cho xuất bản cuốn Sợi xích của diễn viên, ca sĩ Lê Kiều Như.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như cuốn sách này là một tác phẩm văn học đơn thuần, chứa đựng những giá trị đơn thuần mà bản thân mỗi một tác phẩm văn học, đặc biệt là ở Việt Nam từ xưa đến nay vẫn hướng đến: tái tạo hiện thực khách quan, thông qua xây dựng hình tượng nhân vật, giúp người đọc hướng đến những điều cao đẹp trong cuộc sống, cụ thể là các giá trị như chân, thiện, mỹ… Tuy nhiên, với những gì đã được Lê Kiều Như viết ra, người đọc không khỏi bàng hoàng, thậm chí phẫn nộ bởi cách thực tả, những ngôn từ hoàn toàn xa lạ với truyền thống văn hóa và đạo đức của con người Việt Nam.

Trả lời báo chí hôm ra mắt cuốn Sợi xích, Lê Kiều Như đã không ngần ngại giải thích về những đoạn miêu tả “rất thực” về chuyện phòng the trong cuốn sách của mình: “Sao lại ngại khi chính những đoạn rất thực đó nói lên tâm lý của nhân vật? Độc giả sẽ hiểu được cảm giác bị xúc phạm và đau đớn khi người vợ sờ tay vào “vật giả” của chồng, cũng như sẽ nhìn thấy sự khao khát và lạ lẫm của người vợ khi “vật thật” lướt qua những ngón tay mình?” (!) Lê Kiều Như còn cho biết, sau cuốn này, cô còn viết tiếp cuốn khác “về những gì chưa nói được”!

Vì lý do tế nhị, chúng tôi xin phép không được trích dẫn ra đây những câu văn “rất thực” mà Lê Kiều Như đã viết trong Sợi xích. Tuy nhiên, khi bình luận về cuốn sách này, nhiều nhà văn, đạo diễn đã tỏ ra cực kỳ bức xúc. Nhà văn Lê Văn Thảo, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM đã phải thốt lên: Có ép tôi đến mấy tôi cũng không đọc cuốn đó. Giới nhà văn chúng tôi chỉ quan tâm những gì thuộc về văn học, còn cuốn đó không phải là tác phẩm văn học!.
 
Trong khi đó, nhiều độc giả cũng đã bày tỏ thái độ phẫn nộ và cho rằng, đây là điều thách thức đối với công chúng, những người có lương tri, ngày đêm thao thức bảo tồn các giá trị văn hóa đúng nghĩa, cũng như xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh thông qua các trang sách. Nhiều người cũng cho rằng, cuốn Sợi xích đơn thuần chỉ là một chiêu PR kệnh cỡm và dung tục của tác giả, thậm chí đó là một cuốn “dâm thư” không hơn không kém.

Kiều Như trong buổi ra mắt Sợi xích.


Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được những bức xúc của đông đảo người đọc, các nhà văn, đạo diễn đối với Sợi xích. Cũng khó có thể kết luận rằng đây là một chiêu PR của tác giả, hoặc giả như tác giả muốn thông qua “tác phầm sho‌ck và se‌ּx” này để trở nên nổi tiếng… Tuy nhiên, nếu như trách Lê Kiều Như một, cần phải trách những người có trách nhiệm trong việc đọc duyệt, thẩm định và cấp phép cho cuốn Sợi xích tới 10. Bởi lẽ, dù ngôn ngữ se‌ּx, mô tả se‌ּx của Lê Kiều Như chẳng phải như trong Sợi xích mà còn “tung trời” hơn thế gấp nhiều lần, thì nó cũng chẳng bao giờ được ai biết đến, đừng nói là tác phẩm này đã được quảng bá rầm rộ và được cấp phép bởi một nhà xuất bản như Nhà xuất bản Hội nhà văn.

Trước những bức xúc của dư luận, lãnh đạo Nhà xuất bản Hội nhà văn đã yêu cầu ngừng xuất bản cuốn sách để “có thời gian kiểm tra rút kinh nghiệm”, đồng thời niêm phong toàn bộ 2.000 cuốn đã in. Tuy nhiên, dù lãnh đạo Nhà xuất bản này chống chế rằng, họ chưa nhận được bản lưu chiểu của tác giả công ty liên kết, thì có một sự thật là họ đã cấp phép rồi và việc ra mắt giới thiệu cuốn sách chỉ là thủ tục cuối cùng mà thôi. Điều này khiến dư luận càng thêm bức xúc và đặt những câu hỏi về trách nhiệm, năng lực đánh giá tác phẩm của Nhà xuất bản Hội nhà văn. Tại sao tính chất dung tục, bậy bạ, nhiều chi tiết đi ngược truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc lại không được ngăn chặn ngay từ trên bản thảo?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật