Giải mã kiệu quay kỳ bí

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lễ hội đón Thành hoàng làng ở Hà Trì, Hà Đông (Hà Nội) đã có hàng trăm năm nay. Người dân nơi đây truyền miệng rằng khi rước kiệu không đi theo ý người khênh, mà như có một sức mạnh nào đó điều khiển, lúc nặng lúc nhẹ, lúc như kiệu quay đi tứ tung và nhấc bổng mọi người lên... không thể lý giải nổi. Những giải đáp của các nhà khoa học trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan về hiện tượng này.
Giải mã kiệu quay kỳ bí
Người dân nơi đây chú ý nhiều nhất vào 2 buổi lễ này, bởi họ cho rằng thành hoàng làng linh thiêng, ứng nghiệm.

Cứ rước cụ về là kiệu quay

Lễ hội truyền thống làng Hà Trì được tổ chức từ 3 - 5 năm một lần (14, 15 và 16 tháng Giêng). Tại cụm di tích lịch sử (đình, chùa, miếu) của làng Hà Trì, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) xếp hạng năm 1993.

Theo sử sách ghi lại Đô Hồ đại vương đã có nhiều công trạng trong việc đánh giặc giữ nước từ thời Trần Dụ Tông, Giản Định, đặc biệt phò tá Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.

"Hiện tượng thăng hoa cao độ của con người"
Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Văn Trị, viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo GS.TS Trị, hiện tượng kiệu quay có thể được thực hiện nhờ Định luật bảo toàn mômen động lực, trong đó 8 người khênh đều thống nhất với nhau. Đây là trạng thái thăng hoa cao độ của con người, gần giống như hình ảnh những người đứng trên không trung. Nhờ sự cân bằng của chiếc gậy nên họ có thể biểu diễn nhiều động tác trên không trung, cả mấy tiếng đồng hồ mà không sợ rơi lơ lửng...

Chính vì vậy, ông đã được vua phong tất cả là 43 đạo sắc phong, hiện vẫn được lưu giữ tại viện Hán Nôm. Từ đó đến nay, người dân nơi đây tôn vinh cụ là vị thánh sống của làng.

Theo quy định của người dân làng Hà Trì, ngay từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng, bắt đầu làm lễ đến miếu rước cụ về đình làng và chiều 17 đưa cụ từ đình làng về miếu.

Người dân nơi đây chú ý nhiều nhất vào 2 buổi lễ này, bởi họ cho rằng thành hoàng làng linh thiêng, ứng nghiệm. Kiệu không đi theo hướng người khênh mà như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó điều khiển, lúc nặng lúc nhẹ, lúc như kiệu quay đi tứ tung nhưng không vào bất kỳ ai.

Anh Trần Văn Thông (giáo viên trường THPT Nguyễn Huệ) là người trực tiếp khênh kiệu trong lễ hội năm nay. Anh Thông kể: Ban đầu khi kiệu mới ra khỏi miếu thì rất nặng, khi về tới cổng làng thì cứ chạy vù vù, mọi người trong làng phải "cản cụ lại để giảm tốc độ".

Lúc đưa cụ về miếu, kiệu vừa ra khỏi cổng làng đã ghì lại, rồi nhấc bổng 8 người chúng tôi lên, kiệu cứ quay vòng tròn... Hồi nhỏ đi xem tôi không tin là có thật, nhưng khi trực tiếp khênh kiệu tôi mới thực sự bất ngờ.

Mỗi lần đón đưa cụ về kiệu đều quay tít, thậm chí những người đứng khênh kiệu như bay trên không trung.

Ông Nguyễn Quý Thường, điều hành buổi lễ rước và đưa cụ về miếu cho biết: Chúng tôi là người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nhưng cũng không giải thích được. Mỗi lần đón đưa cụ về kiệu đều quay tít, thậm chí những người đứng khênh kiệu như bay trên không trung. Chỉ đặt tựa kiệu vào vai nhưng kiệu vẫn giữ nguyên như có lực hút, thế mà kiệu vẫn không lao vào ai... Buổi lễ đưa cụ về miếu vì thế dù có đoạn đường nhưng phải mất nửa ngày mới đưa cụ về đến miếu.

Hiện tượng vật lý hay tâm linh?

Cụ Nguyễn Văn Bạch (96 tuổi) nhớ lại, hiện tượng kiệu quay đã có hàng chục năm nay. Khi về đình làng kiệu như đi nhanh hơn. Khi đi về phía miếu, kiệu cứ đứng yên và quay lại như  không muốn đi...

Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn thông tin và dự báo, Trung tâm phát triển tiềm năng con người thì trong lễ hội tất cả những người khênh kiệu có tấm lòng kính trọng đối với vị thần, đức tin họ cao, nên tâm trạng của họ có trạng thái vô thức.

Trạng thái đó những người lên đồng thường hay gặp phải, lúc đó tiềm năng của con người được phát huy và họ có sức mạnh mà người bình thường không thể có được.

Khênh kiệu bát cống phải là những trai làng khoẻ mạnh nhất, có vị thế trong xã hội.

Trong 8 người khênh kiệu thì mỗi người có độ vô thức khác nhau, lực của họ không kiểm soát được, có người có sức mạnh đẩy kiệu lên, người khác cảm thấy nhẹ. Khi rơi vào trạng thái vô thức và bán vô thức thì hành động không theo lý trí của con người.

Có thể do mọi người khênh kiệu không hướng vào một lực, không định được hướng đi nên đã quay và đi lảo đảo, lúc thì quay thế này, lúc thì quay thế kia và không cân bằng lực giữa mọi người với nhau.

Ông Hải phỏng đoán, cũng không thể loại trừ những người khênh kiệu đã bị điều khiển bằng lực lượng siêu nhiên.

Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là bí ẩn.

Đây là hiện tượng văn hóa đã ăn sâu trong đời sống nhân dân, nó chịu ảnh hưởng của chủ quan và khách quan và là cơ sở để thu hút sự quan tâm của mọi người đến lễ hội. Khi kiệu quay, thể hiện niềm tin của dân chúng đối với đối tượng thần thánh mà người dân thờ cúng.

Hiện tượng này có nét riêng biệt, tạo thành bản sắc riêng biệt của các địa phương. Xuất phát từ niềm tin, khi đặt vào khung cảnh, thời gian không gian tưng bừng của buổi lễ hội, sự ngưỡng mộ của dân chúng về vị thánh của mình thì sự bùng phát khả năng kỳ diệu có thể xảy ra.

TS Dương Văn Sáu (Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, trường Đại học Văn Hóa Hà Nội)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật