Tiếng gầm rú ghê người trong cơn mộng mị

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đang trong cơn mộng mị, bỗng người dân buôn bản ở Đắk lắk phải bật dậy bởi những tiếng gầm rú rợn người.
Tiếng gầm rú ghê người trong cơn mộng mị
Voi ra sức phá chuồng nuôi gia súc của người dân. (Ảnh minh họa).

Cuộc sống của hàng ngàn hộ dân 2 xã Hương Điền và Hương Quang ( huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) gần đây liên tục bị xáo trộn bởi voi rừng… ghé thăm. Voi phá vườn, quật đổ cột viễn thông, thậm chí còn quật chết cả hai mẹ con trên giường ngủ…

Xung đột người – voi ngày càng tăng

Ngày 6 – 3, chúng tôi theo chân một số người dân ở xã Hương Điền với mục đích được tận mắt nhìn thấy đàn voi, nhưng hôm ấy trời nắng gắt, voi không về làng. Dọc bên đường chi chít dấu chân và phân voi còn mới. Vẻ mặt lo âu hằn rõ trên khuôn mặt anh Phan Đình Hà ở xóm Kiều ( xã Hương Điền).

Voi vượt rừng phá buôn bản.(Ảnh minh họa).

Một số tỉnh thường có voi quậy phá

Đồng Nai: Cuối năm 2009, đầu năm 2010, một đàn voi rừng 4 con kéo về phá sập căn lều và giẫm nát vườn chuối của gia đình anh Lê Bình Triệu ở Tổ 2, ấp 5, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Đàn voi húc đổ hai căn nhà, giẫm nát một vườn dưa hấu rồi mới bỏ đi.

Nghệ An: Tháng 7 – 2008, một đàn voi rừng xuất hiện tại khu vực xóm Cầu Ván (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An). Rất may chúng chỉ phá hoại một ít chè, cây keo non của người dân ở đây rồi bỏ đi.

Đăk Lắk: Tháng 7 – 2006, một đàn voi rừng khoảng 30 con đã về phá nát hơn 4ha nương rẫy của bà con xã Ya T’ mốt, huyện Ea Súp.

Anh Hà kể: “Voi rừng thường xuyên ra phá hoa màu, đuổi dân làng. Chúng vào đến tận hồi nhà gầm rống, đạp lở cả một quãng đất, giẫm nát cả vườn cây vừa mới trồng.  Hàng ngàn cây chuối, ngô, cam… phút chốc trở thành bãi đất hoang”.

Chị Phan Thị Loan, ở cùng xã cho biết: “Cách đây chưa lâu, một đàn voi vào vườn nhà tui, lúc đó chỉ có hai mẹ con ở nhà chồng đi vắng, tui chỉ kịp bế đứa con nhỏ bỏ chạy, mặc cho chúng tàn phá hoa màu”. Người dân xã Hương Điền phải chịu nhiều phen hoảng loạn lo lắng, mệt mỏi sau mỗi đêm thức trắng đẻ đối phó với đàn voi, không biết lúc nào voi xuất hiện, cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Ông Trần Việt Hà – Chủ tịch UBND xã Hương Điền cho biết thêm: 10 năm trở lại đây một đàn voi khoảng 5 con thường xuyên về làng phá hoa màu, quật đổ viễn thông. Voi là loài động vật được bảo vệ nghiêm ngặt, vì vậy chính quyền địa phương họp nhau lại tuyên truyền không được làm gì gây hại cho voi.

Cũng theo ông Hà, ở xã Hương Điền cũng đã có một gia đình bị voi vào nhà tấn công. Khi gia đình anh Phan Nga đang ngủ bất ngờ một đàn voi vào quật chết hai mẹ con chị Nguyễn Thị Hường. Anh Nga thoát chết vì nhanh chân nấp dưới gầm giường.

Đầu năm năm 2009, anh Nguyễn Công Hoàn (cán bộ y tế huyện Vũ Quang) trên đường đi làm về lúc đó trời chập choạng tối thấy một đàn voi chăn ngay giữa đường, anh Hoàng hốt hoảng bỏ xe chạy lên rừng nấp, may mắn thoát nạn còn xe máy bị đàn voi quật bẹp dúm. Tại cung đường 25 lên Hương Điền mới đây đã có 5 chiếc xe máy bọ voi giẫm nát. Những người này trên đường từ huyện Vũ Quang về nhà gặp đàn voi chặn đường phải bỏ xe chạy lấy người.

Giải pháp nào để “chung sống hòa bình”?

Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Duy Nhiên -  Giám đốc Khu bảo tồn rừng quốc gia Vũ Quang cho biết: Đàn voi này xuất hiện từ thời còn Lâm trường Vũ Quang cách đây khoảng 30 năm. Những năm gần đây chúng rất hung dữ. Những hộ bị voi phá thường sống ở những cùng đệm của rừng.

Vì đây là rừng đặc dụng, voi được nhà nước bảo vệ nghiêm nên chúng tôi phối hợp với các xã này chỉ áp dụng các biện pháp xua đuổi truyền thống, dùng cuốc, kẻng. Đàn voi này đã già và thiếu voi đực nên vào mùa sinh sản chúng thường hung dữ hơn.

Còn theo lí giải của một số người dân địa phương, do đàn voi thiếu muối ăn nên vào bản, làng tìm muối. Khi chúng vào vườn của dân làng có nhiều mía, chuối, cây sắn ăn ngon miệng thành quen. Một số người khác lại cho rằng do con người đã xâm phạm quá nhiều vào môi trường sống của chúng, nên đàn voi nổi giận đòi sự bình yên trong lãnh thổ của mình…

Trong thời gian qua, các chuyên gia nghiên cứu về voi có mặt ở Hà Tĩnh đã nhận định: Voi ở đây không phải là đàn voi dữ, tuy nhiên không loại trừ khả năng voi có thể tấn công con người bởi chúng mở rộng phạm vi hoạt động, ngày càng tiến gần khu vực dân cư hơn.

Sở dĩ đàn voi thường xuyên ra khỏi rừng một phần do nguồn tài nguyên trong rừng bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống của voi bị ảnh hưởng. Trong khi các ngành chức năng và chính quyền địa phương chưa tìm được biện pháp ngăn chặn, người dân lại hoàn toàn thụ đông khi đàn voi tấn công.

(Theo NTNN)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật