Khám phá cách thức tự quang hợp của... động vật

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng hợp chất diệp lục là khả năng nổi trội của thực vật. Điều này vẫn được xem là đặc trưng của riêng chúng cho tới khi nhà sinh vật học người Mỹ tìm thấy một số loài động vật cũng có khả năng này.
Khám phá cách thức tự quang hợp của... động vật
Ảnh minh họa

Sên biển Elysia chlorotica có màu xanh nước biển, sống phổ biến ở miền đông Hoa Kỳ và Canada. Ban đầu, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng giống như nhiều loài khác đều lấy sẵn chất diệp lục từ các loại vi tảo cộng sinh mà chúng đã ăn, nhưng thực chất chúng lại tự tổng hợp được sắc tố này.

Nhưng theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Sidney Pierce - nhà di truyền học người Mỹ, giáo sư trường Đại học South Florida,  thì trong khi ăn con mồi yêu thích của mình, Elysia chlorotica sẽ lấy bào quan quang hợp của chúng là lạp lục, và chuyển nó tới tế bào của mình, hay gọi là ăn cắp các mã di truyền chịu trách nhiệm sản xuất diệp lục về c‌ơ th‌ể của nó.

Để xác định được cơ chế phát triển chất diệp lục trong c‌ơ th‌ể sên biển, các nhà khoa học đã phát minh ra thiết bị quan sát có thể cho thấy chi tiết sự chuyển động của vi lượng trong c‌ơ th‌ể sên. Do đó, nó trở nên rõ ràng hơn về bản chất của quá trình quang hợp trong c‌ơ th‌ể Elysia chlorotica.

Hiện lên dưới ánh sáng của thiết bị, có rất nhiều loài động vật tham gia quá trình tạo chất diệp lục. Ví dụ như san hô. Nhưng chúng chỉ đơn giản là liên kết với các loại vi khuẩn hay tảo có khả năng quang hợp, sau đó sử dụng sản phẩm lao động của những loại này.

 

Những con sên biển thì ngược lại, không chỉ đơn giản là ăn mà chúng lại sử dụng một loại enzym đặc biệt để phá hủy các màng tế bào của thức ăn để lấy lục lạp. Kết quả là các lục lạp được sên hấp thụ vào các tế bào riêng của mình rồi từ đó chúng tự tổng hợp diệp lục dưới ánh sáng.

Khi ăn tới một lượng thức ăn nhất định, sên biển sẽ không tìm kiếm loại thực phẩm này cho tới lúc chúng phải ra ánh sáng nhiều. Để hỗ trợ cho quá trình khác bên trong của c‌ơ th‌ể, chúng lại chuyển sang các dạng hấp thụ khác. Ngoài ra, sên biển có thể sống 5 tháng hoạt động bình thường mà không cần thức ăn dù vẫn thường xuyên bơi lội trong các vùng nhiều ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, sự kéo dài thời gian sống không có ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các lục lạp của Elysia chlorotica. Khi đó, sên biển lại tiếp tục đi tìm kiếm tảo xanh và bổ sung lục lạp cho nhà máy quang hợp của cơ thể mình.

Một khám phá thú vị nữa trong công trình nghiên cứu của giáo sư Sindni Pierce, là sên biển cho thấy chúng có khả năng tái tạo lại các các-bon phóng xạ bằng cách sử dụng nó trong quá trình quang hợp của mình. Khả năng này của sên đang được các nhà khoa học xem xét và nghiên cứu cụ thể hơn để áp dụng trong việc tạo ra công nghệ mới để chế biến và tiêu hủy các chất phóng xạ - nhiên liệu sản xuất hạt nhân.

  (theo Pravda)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật