Mũ bảo hiểm cho người hay quên đội

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khác với mũ bảo hiểm bình thường, mũ bảo hiểm này có thêm những tính năng như biết nhắc khi chủ nhân quên đội, đèn tự phát sáng khi đi vào vùng tối, chống nóng, bảo vệ môi trường...
Mũ bảo hiểm cho người hay quên đội
Huỳnh Khải Dũng và chiếc mũ bảo hiểm nhiều tính năng.Ảnh: Phan Tú

Đây là nghiên cứu của Huỳnh Khải Dũng, SV năm thứ 2, Khoa Cơ khí - chế tạo máy - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Biết nhắc khi quên đội, đèn tự sáng

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2008, khi Dũng đang là học sinh lớp 12 (Trường THPT Bình Phú, quận 6, TP.HCM). Trong một cuộc thi Sáng tạo trẻ cấp trường, trên bàn trưng bày các sản phẩm dự thi có một chiếc mũ bảo hiểm của ai đó để quên.

Ban giám khảo đến chấm, một vị chỉ vào mũ, hỏi Dũng: "Cái này có dự thi không?". "Bây giờ thì chưa ạ", bất ngờ song Dũng trả lời không một chút phân vân. 

Ý tưởng làm một chiếc mũ thông minh nảy ra trong đầu Dũng từ đó. Qua gần 2 năm, chiếc mũ đã dần hoàn thiện với những tính năng thiết thực.

Khác với mũ bảo hiểm thông thường, mũ bảo hiểm thông minh có nhiều khác biệt về kết cấu. Trên đỉnh đầu mũ, Khải Dũng gắn tấm pin mặt trời dài 4,5 cm x 2,5 cm. Phía trước là chiếc đèn led nhỏ. Mặt trong đỉnh mũ có công tắc Sw, quai mũ có gắn thiết bị điện tử. 

Khi mũ treo trên xe, người điều khiển nổ máy mà chưa đội mũ, với ảnh hưởng bởi bức xạ điện phát ra từ xe máy, thiết bị điện tử sẽ kêu "tít, tít". Đội mũ lên đầu, công tắc Sw sẽ bị nhấn xuống, tắc chức năng báo quên đội mũ.

Khi chuyển vào vùng tối, đèn led trên mũ sẽ phát sáng. Nếu chuyển vào vùng sáng, đèn led sẽ tự tắt. Để mũ trong vùng tối, đèn sẽ không chiếu sáng và không gây tốn pin.

Nếu không sử dụng mũ trong thời gian dài, có thể tắt mũ bằng công tắc chính để tránh tiêu hao dòng tĩnh. Lúc này, pin vẫn được nạp nếu có ánh sáng chiếu vào.

Mũ bảo vệ môi trường

Mũ bảo hiểm thông minh còn góp phần vào việc cải thiện môi trường, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời. Từ đó, quang năng được chuyển thành điện năng, giúp mũ hoạt động.

Lớp vỏ ngoài mũ cứng, nhựa sơn phủ lớp màu trắng để giảm nóng…Với màu trắng, khi ánh sáng mặt trời bức xạ vào mũ, lớp sơn sẽ phản xạ hầu hết các tia bức xạ, thay vì hấp thụ gây nóng như các nón có màu tối khác. Lớp lót trong là đệm hấp thụ xung động, bằng vật liệu mềm, xốp. Quai có khóa cài để cố định mũ.

Mặt khác, đèn led siêu sáng trắng có tác dụng chiếu sáng những vật trước mặt người sử dụng khi môi trường thiếu ánh sáng.

Sắp tới, Huỳnh Khải Dũng dự kiến sẽ lắp thêm thiết bị tai nghe Blue Tooh (công nghệ truyền tải thông tin không dây) có kết nối với tai nghe Blue Tooh của điện thoại vào mặt trong mũ, giúp người điều khiển xe máy nói chuyện điện thoại mà không cần cầm máy.

Bên cạnh đó, Dũng còn dự kiến lắp thêm thiết bị chống nghe điện thoại khi đi xe máy, nhằm hạn chế tình trạng vừa đi vừa nghe điện thoại, gây mất an toàn.

"Mặt khác, nếu sản xuất mạch điện cho mũ bảo hiểm thông minh ở dạng mô- đun, có thể tháo lắp cho các mũ bảo hiểm bất kỳ. Nếu lắp thêm các thiết bị tiện ích, giá thành chỉ cao hơn mũ bình thường 50.000 đồng", Khải Dũng cho biết thêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật