Cù Thị Lệ Duyên: Lãng mạn nhất vẫn là dân khoa học

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu châm ngôn “Hổ phụ sinh hổ tử“ chẳng phải khi nào cũng đúng, nhất là trong lĩnh vực thơ ca. Chị Cù Thị Lệ Duyên, con gái của nhà thơ Cù Huy Cận đã chia sẻ như vậy khi trò chuyện cùng PV.
Cù Thị Lệ Duyên: Lãng mạn nhất vẫn là dân khoa học
Ảnh minh họa

Ông Bụt và cục đất

Sinh ra được là con của một nhà thơ nổi tiếng, chị được"thừa hưởng" gì nhiều từ bố không?

Mình cũng không biết nữa vì chưa đánh giá được. Nhưng chắc là từ nhỏ đã sống ở cạnh cha nên ảnh hưởng được sự giáo dục.

Vậy chị có biết làm thơ?

Gọi là biết cũng được mà không biết cũng xong. Vì người Việt Nam ai mà không biết làm thơ. Ngoài thị trường hiện nay, các tập thơ cũng in tràn lan khắp nơi. Làm thơ như mình thì không phải là biết làm thơ. Mình chỉ gọi đó là có làm thơ. Và làm thơ cũng chỉ vì sự bức xúc của tâm hồn mà viết ra thành thơ mà thôi. 

Vậy có bao giờ chị so sánh những bài thơ mình viết ra do bức xúc của tâm hồn với những bài thơ của Huy Cận? Trong nhà chị có ai thừa hưởng gen làm thơ của Huy Cận không?

Chắc là không ai may mắn được thừa hưởng cái gen đó của cụ. Các anh chị em đều theo các ngành khác chứ không theo thơ văn. Tôi thì không bao giờ dám so sánh mấy bài thơ làm ra trong lúc tâm hồn bức xúc với thơ của cụ cả.

Cụ là người rất thánh thiện nên thường được mệnh danh là ông Bụt giữa đời thường. Còn bọn mình như cục đất. Vậy nên chẳng ai đi so sánh cục đất với ông bụt cả.

Nếu hơn được Huy Cận thì hãy…

Nếu không đi trên con đường mà người cha đã thành công, chị đi theo con đường nào?

Hồi nhỏ mình đi thi văn cũng đạt. Thi toán cũng tốt. Rồi học piano cũng tốt. Mình lại còn thích vẽ nữa. Đến năm 15 tuổi buộc phải chọn một con đường để đi. Khi đó mình suy nghĩ rằng: Toán có nhiều nhà khoa học mà mình khó có thể địch nổi, người giỏi lại chủ yếu là nam giới. Định theo nghiệp văn thì ba mình bảo: Nếu hơn được Huy Cận thì hãy đi. Vậy là mình học nhạc.

Dường như chị cảm thấy bị áp lực trong cuộc sống khi là con của ông Huy Cận?

Mình nghĩ mình luôn phải phấn đấu để xứng đáng với truyền thống gia đình. Làm sao để cha mẹ không hổ thẹn vì mình. Áp lực để không bao giờ làm điều gì đó không phải hoặc gây hiệu quả không tốt. Khi đó họ sẽ nói rằng: Đó là con ông Huy Cận đấy!

Có phải chính vì áp lực đó mà chị đã không theo ngành văn vì sợ không bằng hoặc hơn được cha mình?"

Không phải thế. Mình quan điểm đó là sự sắp đặt của số phận. Con người ta theo cái gì không đơn giản thích là được. Nó còn do rất nhiều yếu tố khác như năng lực và niềm đam mê, sự may mắn...

Tôi chỉ là thế hệ hậu sinh. Nhưng tôi có nghe nói sinh thời cụ Huy Cận cũng là người có nhiều mối tình. Không hiểu có đúng thế không?

Đúng mà. Cụ vẫn tự kể đấy thôi.

Như chị nói thì nghiệp thơ chương văn phú chị không thể so với cụ. Vậy còn cái sự "nhiều mối tình" chị có phát huy được phẩm chất này của cụ?

Không. Phụ nữ thì phải khác. Không thể giống đàn ông được.

Sao lại khác nhỉ. Tôi thấy phụ nữ suốt ngày kêu đòi sự "bình đẳng". Chẳng lẽ chị không muốn sự "bình đẳng" đáng yêu này?

Đó chỉ là nói vui, hiểu sự "bình đẳng" một cách cứng nhắc. Theo thuần phong mỹ tục Việt Nam, người phụ nữ trong gia đình đôi khi không được thoải mái quá. Họ vẫn phải có chừng mực nhất định để giữ lửa gia đình. Tôi không muốn là người làm mất truyền thống của người Việt. Nếu thái quá như các nước phương Tây thì rất khó.

Nhạc thương mại làm hỏng thị hiếu người nghe

Vậy không theo nghiệp thơ phú của cha, chị đã theo nghiệp gì?

Hiện nay, tôi đang là giảng viên môn lý luận âm nhạc của trường Nhạc viện Hà Nội.  Tôi đã đến với âm nhạc từ năm 1972 và cũng hoàn toàn tình cờ.

Nhiều đánh giá cho rằng những người có cuộc sống gắn với âm nhạc thường có xu hướng hơi phiêu phiêu, thiếu thực tế. Chị thấy thế nào?

Hiện nay, trong âm nhạc có nhiều cách nhìn khác nhau. Nhạc thị trường thì quá thực tế. Các ca sĩ kiếm tiền hơi ác đấy! Nhất là các nhạc sĩ phối nhạc trẻ mang tính chất thương mại. Họ ưa thực tế là đằng khác. Cũng chính vì sự quá thực tế đó mà họ nắm bắt được thị hiếu của công chúng, nhất là lớp trẻ.

Và điều này đã khiến họ có thể làm hỏng thẩm mỹ của nhiều người nghe nhạc, không định hướng được âm nhạc cho công chúng, đưa âm nhạc phát triển tự do. Âm nhạc ít hướng đến cái đẹp mà chủ yếu là phục vụ sở thích nhất thời.

Tôi tưởng rằng theo quy luật phát triển của tự nhiên thì nên tôn trọng sự phát triển tự do. Dòng nhạc nào mạnh sẽ phát triển và tồn tại, còn không thì...

Không. Phát triển tự do mình phải hiểu theo khía cạnh khác với một sự tinh tế hơn, cũng không quá cứng nhắc. Trong lĩnh vực văn học cũng như âm nhạc, ai muốn viết gì thì viết, sáng tác gì cũng được.

Nhưng nếu không được luyện câu chữ thì không thể viết hay được. Cái gì cũng cần có sự tôi luyện, có học vấn, người có trình độ để định hướng truyền đạt lại cho công chúng. Từ xưa đến nay vẫn thế. Nếu để phát triển tự do theo kiểu buông xuôi, không phải công chúng nào cũng có trình độ nhận thức để đi đúng.

 

Là một giảng viên về lý luận âm nhạc, chị có tự xếp mình vào giới văn nghệ sĩ hay không?

Mình không tự xếp mình vào đó. Nhưng đã làm công tác nghệ thuật thì mình luôn mong ước, phấn đấu để trở thành người nghệ sĩ chân chính.

Giới văn nghệ sĩ nổi tiếng là giới "vợ chồng chung". Chẳng lẽ chị muốn "hòa mình" vào trong đó?

Sự "nổi tiếng" đó không chỉ với văn nghệ sĩ. Theo mình trong đời sống hiện nay có muôn màu muôn vẻ. Chẳng qua giới văn nghệ sĩ là người của công chúng. Bất kỳ chuyện gì xảy ra đều được mọi quan tâm vì thế mới dễ mang tiếng.

Nhưng như tôi hiểu thì giới văn nghệ sĩ là nơi hội tụ của những người lãng mạn nhất? Mà đã "lãng mạn" thì lại dễ "nổi tiếng"?

Không hẳn thế. Mình cho rằng, lãng mạn nhất chính là các nhà khoa học. Họ có những suy nghĩ, ước mơ tưởng chừng như không tưởng. Trong lúc loài người di chuyển bằng ngựa thì họ mơ có máy bay. Họ nghĩ ra những chiếc máy tính và mạng Internet mà nếu chỉ cần ngược lại khoảng một thế kỷ, người ta sẽ nghĩ rằng đó là phép thần...

Họ luôn nghĩ ra cái đẹp cho cuộc sống mà toàn là những cái không tưởng. Hay báo chí cũng có thể viết ra những điều không có thực nhưng mang lại sự thi vị cho cuộc sống. Lãng mạn nhất vẫn là giới khoa học đấy chứ?

Tôi tin vào số phận.  Nhưng không phải theo cách mê tín hay thuần túy là số phận đặt ra cho mình cái gì thì phải theo cái đấy. Nhưng tôi lại nghĩ rằng những thứ mình đang có hiện nay là do cái nghiệp từ quá khứ làm nên. Tức là cái mà mình đang hưởng thụ trong cuộc sống hiện nay không chỉ là kết quả của chính mình trong cuộc sống này. Điều này giải thích cho sự may mắn khi tôi sinh ra có người cha là Huy Cận.


Xin cảm ơn chị!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật