‘Mỹ đã chấp nhận tẩy độc chất độc da cam tại Việt Nam’

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là chia sẻ của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam với phóng viên báo bên lề hội thảo Khoa học quốc tế “Đánh giá tác hại của chất độc da cam/Dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” ngày 9.8.
‘Mỹ đã chấp nhận tẩy độc chất độc da cam tại Việt Nam’
Ám ảnh những nỗi đau “da cam”. (Ảnh: IT)

Trước câu hỏi, “Thời gian gần đây vụ kiện của các nạn nhân chất độc màu da cam ít được nhắc tới. Có hay không việc các nạn nhân đã từ bỏ vụ kiện đòi công lý trước các công ty hó‌a chấ‌t Mỹ?”, Thượng tướng Rinh khẳng định: “Đây là một cuộc chiến cam go, lâu dài. Tuy vậy, nhất định chúng ta không từ bỏ. Có điều gần đây quan hệ Việt – Mỹ đã có những chuyển biến, chuyển thành quan hệ toàn diện; bản thân Chính phủ Mỹ cũng đã có những hỗ trợ với nạn nhân bị nhiễm chất độc Dioxin ở Việt Nam đồng thời phối hợp với phía Chính phủ Việt Nam để khắc phục hậu quả, tẩy độc môi trường”.

Tuy nhiên, cũng theo ông Rinh nạn nhân vẫn sẽ tiếp tục cuộc kiện các công ty hó‌a chấ‌t Mỹ. Có thể kiện ở nước Mỹ, cũng có thể Hội nạn nhân chất độc da cam sẽ kêu gọi nạn nhân ở các nước khác thực hiện kiện các công ty Mỹ. Bên cạnh đó, Hội đang thực hiện các bước nghiên cứu chứng minh sự độc hại của chất độc Dioxin mà Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam.

Trước câu hỏi: “Nếu không chứng minh được sự thật thì liệu chúng ta có đòi được công lý?”, ông Rinh cho rằng: “Tôi nghĩ rằng quốc hội Mỹ, Chính phủ Mỹ chấp nhận tẩy độc ở Việt Nam và chấp nhận viện trợ cho người khuyết tật Việt Nam trong đó có nạn nhân chất độc màu da cam. Nếu chúng ta suy nghĩ thì cũng thấy rằng họ cũng đã phải chấp nhận sự thật, đó cũng là công lý”.

Theo Hội nạn nhân chất độc da cam, cả nước có khoảng 3 triệu nạn nhân chất độc da cam. Ước tính từ năm 1961 tới năm 1971, quân đội Mỹ đã phun rải gần 80 triệu lít chất độc hóa học xuống chiến trường của Việt Nam. Có khoảng 4,8 triệu người đã bị phơi nhiễm, gần 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/Dioxin. Nỗi đau này vẫn chưa dừng lại ở các thế hệ sau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật