Khi trẻ sốt cao co giật

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay khiến nhiều trẻ không kịp thích nghi sinh ốm, sốt cao, rất dễ bị co giật. Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu không biết cách xử trí và chăm sóc ngay tại gia đình.
Khi trẻ sốt cao co giật
Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ em dễ bị ốm. Ảnh: Đ. thắng
Không dùng Aspirin hạ sốt

Lý do để không sử dụng Aspirin và một số loại thuốc khác giống như Aspirin bởi hạ sốt bằng thuốc này có thể gây nên hội chứng não gan (y học gọi là hội chứng Reye rất nguy hiểm cho trẻ).

Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi. Hầu hết trẻ sẽ không bị nguy hiểm đến tính mạng nếu thời gian co giật ngắn và không để lại di chứng. Nhưng nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời, trẻ có thể bị đe dọa tính mạng hoặc chịu nhiều di chứng nặng nề như động kinh, chậm phát triển trí tuệ và vận động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sốt ở trẻ như: Sốt siêu vi trùng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa... Ở một số trẻ bị sốt cao thường gây co giật.  Mặc dù co giật do sốt cao đơn thuần ít khi nguy hiểm, nhưng nhiều bậc cha mẹ do lo lắng, hoảng sợ đã xử trí không đúng. Chẳng hạn lấy chăn ủ thêm khi trẻ kêu lạnh, hoặc cởi hết đồ của trẻ khi con kêu nóng. Có bậc phụ huynh thấy con nghiến răng, trợn mắt, sợ con co giật cắn phải lưỡi liền đút ngay ngón tay vào miệng trẻ...

Cách xử lý đúng là cặp nhiệt kế vào nách và bẹn của trẻ. Nếu thấy nhiệt độ lên tới 38,5 độ ở nách và bẹn là 39 độ, nên cởi bớt đồ của trẻ chứ không cởi hết đồ. Không ủ kín trẻ trong chăn và mặc nhiều áo quần vì sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn, dễ gây co giật. Tuyệt đối không được chườm nước đá trực tiếp vào người trẻ vì không thể làm trẻ hạ sốt nhanh được mà còn gây hại cho trẻ (do cơ chế co mạch ngoại vi). Không nên kiêng nước hoàn toàn mà phải vệ sinh c‌ơ th‌ể bằng nước ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng da. Nếu trẻ bé, quấy khóc, không chịu đắp khăn, lau mát, nên dùng khăn ấm lau nách, bẹn và khắp mình trẻ.
Ghi nhớ thời gian trẻ bị co giật

Khi trẻ sốt cao cần nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, cách xa các vật nhọn. Nếu thấy vẻ mặt trẻ sững sờ, trợn mắt, rồi co giật không nên sợ quá mà đè trẻ xuống, hay cố cạy miệng nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ. Điều này có thể làm trẻ bị chấn thương hoặc gãy răng. Nên đặt trẻ nằm nghiêng trên gối mềm để tránh đờm dãi rơi vào đường thở làm tắc đường thở, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu ôxy, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Cách hạ sốt nhanh, an toàn cho trẻ là dùng thuốc Paracetamol, Efferangan (viên nén, viên đạn nhét hậu môn đều được), thuốc hạ sốt nhanh có tác dụng ngay trong vòng 30 phút. Nếu trẻ dị ứng với Pracetamol mới phải dùng thuốc khác do bác sĩ chỉ định. Riêng với trẻ sốt kèm tiêu chảy thì không dùng thuốc nhét hậu môn vì sự kích thích sẽ đẩy thuốc ra ngoài. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng nhanh như thuốc uống, nhưng không được chia đôi hoặc nhân đôi liều lượng (ví như trẻ cần dùng loại 150 mg, nhưng lại chia đôi viên đặt 300 mg), mà phải dùng liều cố định, tức là cả viên thuốc.

Về việc bảo quản thuốc cũng phải chú ý. Ở nhiệt độ cao quá, thuốc sẽ mềm ra và rất khó đặt. Ngược lại thuốc sẽ hỏng nếu đặt ở ngăn đá. Tốt nhất nên để thuốc ở ngăn mát của tủ lạnh, khoảng 8 độ C.

Cách hạ sốt bằng lau nước ấm (phần trán, dưới cánh tay, nách, bẹn, lưng, đùi) khoảng 1 giờ mới có tác dụng. Không cố gắng đánh thức trẻ lúc đang ngủ sau co giật, hay có vẻ lú lẫn sau cơn co giật.

Khi trẻ bị ốm sốt, c‌ơ th‌ể bị mất nước và muối khoáng, chán ăn, cần cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá, đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước trái cây tươi, hoặc nước đun sôi để nguội, hoặc dùng một gói Oresol pha với 1 lít nước ấm. Trẻ cần được mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát và ở nơi thoáng mát. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Mỗi giờ một lần kiểm tra nhiệt độ c‌ơ th‌ể trẻ. Khi nhiệt độ đã ở mức 37 độ C vẫn phải theo dõi vài giờ một lần. Trẻ sốt 2 ngày không đỡ phải đưa đi khám chuyên khoa, tránh để biến chứng và nên ghi nhớ thời gian trẻ bị co giật (thường chỉ vào khoảng 1 đến 2 phút) để bác sĩ định lượng.

Trẻ bị sốt cao co giật rất hay bị tái phát. Vì vậy, việc phòng ngừa tái phát là rất cần thiết. Ngay cả khi trẻ đã hết cơn giật, các bậc phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và tìm nguyên nhân khác (nếu có) để có hướng điều trị tiếp.
BS Nguyễn Tiến Dũng
Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi đang co giật

Khi trẻ co giật bố mẹ phải giữ bình tĩnh, không nên hoảng sợ. Không di chuyển trẻ sốt co giật vì có thể gặp nguy hiểm. Không giữ, ôm chặt hoặc giới hạn cử động của trẻ. Không nên cố gắng cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ khi cơn giật vẫn đang còn tiếp tục xảy ra. Nên chờ cho cơn giật dịu lại mới nhẹ nhàng đưa một chiếc thìa, hoặc cây có quấn khăn mùi xoa (gạc, xô) vào miệng trẻ. Không được cho trẻ uống thuốc, kể cả thuốc hạ sốt Paracetamol, Efferalgan trong khi trẻ còn co giật, hoặc chưa tỉnh hẳn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật