Hậu Brexit: Xuất khẩu tôm Việt Nam có xu hướng giảm

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cho dù Anh có rời EU hay không, việc mua bán thủy sản giữa các doanh nghiệp Anh và Việt Nam vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
Hậu Brexit: Xuất khẩu tôm Việt Nam có xu hướng giảm
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Vũ Sinh–TTXVN

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh đến ngày 15/6 đạt trên 47,5 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy xuất khẩu tôm sang Anh có mức tăng khá nhưng mức tăng này đã giảm nhiều so với những tháng trước đó. Cụ thể, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh trong 4 tháng đầu năm đã có sự tăng mạnh với mức 39%.

Tháng 5 là tháng đầu tiên kể từ đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đã giảm gần 28% so với cùng kỳ năm trước, kéo mức tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm tôm sang thị trường này còn 21,6% trong 5 tháng đầu năm.

Theo VASEP, thời gian trước mắt, vì Anh phải mất 2 năm nữa để hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi khối EU. Trong khoảng thời gian này, Anh vẫn được đảm bảo các nghĩa vụ và quyền lợi trong khối.

Hơn nữa, dù Anh tách khỏi EU, thì các hệ thống tiêu chuẩn của thị trường này vẫn tương đồng với khu vực này.

Là thị trường lớn nhất nhì trong khu vực EU đối với thủy sản Việt Nam, nhưng đây không phải là thị trường mang tính cửa ngõ như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ... mà là thị trường tiêu thụ.

Hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Anh đều được bán tới tay người tiêu dùng nước này.

Vì thế, dù Anh có rời EU hay không thì việc mua bán thủy sản giữa nhà nhập khẩu Anh với nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá của thủy sản Việt Nam xuất sang Anh.

Theo Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam Võ Văn Phục, EU là một trong 3 thị trường chính của doanh nghiệp; trong đó, xuất khẩu tôm sang Anh chiếm khá lớn nên với việc Anh rời EU sẽ có khó khăn trong xuất khẩu trước mắt do đồng bảng Anh giảm giá.

Không chỉ đồng bảng Anh mà đồng Euro cũng giảm, điều này sẽ không chỉ khó khăn trong xuất khẩu thủy sản sang Anh mà ngay cả sang EU.

Ông Võ Văn Phục cho rằng, nhu cầu nhập khẩu của Anh cũng sẽ không biến động nhiều do đó tình hình sẽ sớm đi vào ổn định.

Tuy vậy, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng lo ngại khi Anh rời khỏi EU, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang nước này sẽ không còn được hưởng những điều kiện ưu đãi về thuế như trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU khi Hiệp định này chính thức được thông qua

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6921
  1. ​Bà Merkel chấp nhận việc Anh trì hoãn thủ tục rời EU
  2. EU ưu tiên ổn định hệ thống tài chính sau Brexit
  3. Brexit có thể khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nhất từ 2009
  4. Brexit ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam
  5. Người Anh đua nhau lấy hộ chiếu EU hậu Brexit
  6. Với sếp tài chính, Brexit còn tệ hơn chuyện Lehman Brothers sụp đổ
  7. Kinh tế Anh sẽ suy thoái ngắn hạn vì Brexit
  8. Các hãng ô tô châu Á lo ngại về khả năng đóng cửa nhà máy tại Anh
  9. Mỹ: Brexit đặt ra vấn đề mới cho đàm phán TTIP
  10. Người giàu châu Á ưu ái ngân hàng cá nhân sau Brexit
  11. Thủ tướng Cameron hối thúc Anh ‘ở gần’ EU
  12. IMF: Brexit ảnh hưởng không nhiều đến kinh tế Mỹ
  13. 4 lý do vì sao rời EU là tin tốt cho kinh tế Anh
  14. Báo Pháp nặng lời khi cựu chủ tịch Ủy ban Châu Âu “đầu quân” cho Goldman Sachs
  15. Brexit: 1000 luật sư Anh đệ đơn phủ quyết trưng cầu dân ý
  16. Ba tác động tiêu cực từ Brexit tới kinh tế Mỹ Latinh
  17. Đức kêu gọi Anh rời khỏi EU thật sớm
  18. Brexit và triển vọng bấp bênh của châu Âu
  19. Brexit -Cơ hội vàng cho thương mại Mỹ - Anh
  20. Tổng Giám đốc IMF: Brexit không gây suy thoái toàn cầu
  21. Hậu Brexit và câu chuyện đi tìm kênh đầu tư cho giá trị thật
  22. Các nước châu Phi có thể nới lỏng chính sách tiền tệ vì Brexit
Video và Bài nổi bật