Brexit: 1000 luật sư Anh đệ đơn phủ quyết trưng cầu dân ý

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn 1000 luật sư Anh đã gửi một lá đơn lên Thủ tướng Anh yêu cầu xem xét lại kết quả trưng cầu dân ý ngày 23/6.
Brexit: 1000 luật sư Anh đệ đơn phủ quyết trưng cầu dân ý
Người dân Anh hy vọng có một cuộc trưng cầu dân ý lần hai

Independent (Anh) đưa tin, các luật sư đã cố gắng thuyết phục người đứng đầu nước này về kết quả Brexit. Họ cho rằng những kết quả cuộc trưng cầu dân ý Anh muốn rời khỏi EU hôm 23/6 chỉ mang tính tham khảo, không hề có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Ngay sau khi có kết quả Brexit, đó như một “cơn địa chấn” toàn cầu khiến chính trị và kinh tế không chỉ riêng Anh mà toàn thế giới chao đảo. Sự kiện Brexit đã bị phản đối bởi các nhà lãnh đạo khác trên thế giới như Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Giám đốc Christine Lagarde của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Trong lá thư gửi lên Thủ tướng Anh, các luật sư nhấn mạnh rằng, chính phủ nên tổ chức một cuộc điều tra độc lập về những bất lợi cũng như lợi ích khi thực hiện kế hoạch Anh rời khỏi EU.

Independent cũng nói thêm, hơn 1.000 luật sư hy vọng đơn thư kiến nghị sẽ đến tay Thủ tướng vào tuần này và sẽ “hóa giải các vấn đề pháp lý, hiến pháp và chính trị” kể từ sau Brexit.

Luật sư Philip Kolvin, đại diện các luật sư sáng kiến việc gửi đơn thư cho Thủ tướng nói: “Quốc hội có quyền giám sát quyền dân chủ của chúng tôi. Các nghị sĩ được bầu sẽ thực hiện một cách tốt nhất, khách quan nhất quyền lợi và nghĩa vụ của họ, để bảo vệ lợi ích của đất nước và thế hệ tương lai. Tại thời điểm khủng hoảng hiến pháp, chính trị và rất có thể là kinh tế, xã hội sâu sắc này, chúng tôi cần họ”.

Trong khi cựu Bộ trưởng Giáo dục, nghị sĩ David Lammy bày tỏ rằng: “Quốc hội dân chủ của chúng ta có thẩm quyền, chúng ta không thể tạo ra một chính phủ bằng cách trưng cầu dân ý. Bất cứ ai thay thế Thủ tướng David Cameron đều phải thông qua sự chấp thuận của Quốc hội, trước khi hành động để kích hoạt điều 50”.

“Tôi hoàn toàn mong rằng lợi ích tốt nhất của các cử tri Anh và dân tộc Anh là sẽ bỏ phiếu chống lại việc thi hành quyết định Brexit”, ông Lammy nhấn mạnh.

Chung quan điểm Aidan O’Neil, chuyện gia về luật pháp EU, một trong những luật sư tham gia kí tên cũng cho biết: “Kết quả Brexit đã nói rõ nước Anh không phải là một quốc gia thống nhất, mà là một dấu hiệu cho thấy Anh đang chia rẽ. Và điều chúng ta cần làm là gắn kết dân tộc ta với châu Âu”.

Đây là một trong những động thái của những người dân Anh phản đối kết quả Brexit và yêu cầu Anh không nên kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lesson.

Trước đó, Reuters ngày 9/7 dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Anh cho biết: “Thủ tướng và Chính phủ đã nói rõ rằng chỉ có một cuộc trưng cầu chung và như Thủ tướng đã nói, quyết định cần được tôn trọng”.

Bộ Ngoại giao Anh khẳng định, việc cần làm lúc này là phải chuẩn bị cho quá trình rời khỏi EU và chính phủ cam kết bảo đảm kết quả tốt nhất có thể cho người dân trong các cuộc đàm phán. Dù trên internet, khoảng 4,1 triệu người Anh đã ký vào đơn kêu gọi thực hiện cuộc trưng cầu lần hai về việc Anh rời EU.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật