Pháp, Đức nhất trí về cách thức ứng phó với Brexit

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí về cách thức xử lý tình hình sau cuộc trưng cầu dân ý liên quan tới việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), tức Brexit.
Pháp, Đức nhất trí về cách thức ứng phó với Brexit
Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức nhất trí về cách thức ứng phó với Brexit. Ảnh: thenews.com.pk

Ngày 26/6, Phủ Tổng thống Pháp cho biết trong cuộc điện đàm ngày 26/6, hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh EU cần chủ động và hành động nhanh chóng với các ưu tiên cụ thể. Hai bên nêu rõ cần có một sự rõ ràng ở mức cao nhất để ngăn chặn bất cứ nguy cơ bất ổn nào sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh.

Ông Hollande sẽ hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk tại Paris ngày 27/6 trước khi tới Berlin thảo luận với Thủ tướng Đức Merkel và Thủ tướng Italy Matteo Renzi về những bước đi tiếp theo sau Brexit.

Các nhà lãnh đạo EU sẽ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 28/6 nhằm vạch kế hoạch sắp tới, trong đó có việc thúc đẩy nhanh chóng tiến trình Anh rời khỏi EU giữa những lo ngại rằng Brexit sẽ tạo ra hiệu ứng domino tại các quốc gia thành viên có thái độ hoài nghi về EU.

Thủ tướng Anh David Cameron cũng sẽ đối mặt với áp lực lớn phải triển khai ngay lập tức tiến trình rời khỏi EU trong 2 năm.

Trong diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 27/6 lên đường tới Praha (CH Séc) để thảo luận với những người đồng cấp nhóm nước Visegrad (gồm Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia) về việc Anh rời khỏi EU.

Quyết định trên được đưa ra khi trước đó ngày 25/6, Ngoại trưởng Steinmeier đã mời những người đồng cấp 5 nước Tây Âu khác sáng lập EU là Pháp, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg tới Berlin để thảo luận về cách thức phản ứng với vụ Brexit.

Trong tuyên bố chung kết thúc cuộc gặp, ngoại trưởng 6 nước tuy không đặt ra thời hạn cụ thể, song kêu gọi Chính phủ Anh nhanh chóng thực thi "trong thời gian sớm nhất" quyết định mà cử tri Anh đã lựa chọn, là đưa nước này rời khỏi EU.

Ngày 26/6, trả lời phỏng vấn nhật báo "Handelsblatt", Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel Gabriel cho hay EU sẽ không đưa ra bất cứ lời đề nghị mới nào để giữ Anh ở lại khối này.

Ông Gabriel đã bày tỏ lập trường cứng rắn về mối quan hệ EU-Anh trong tương lai, trái ngược với Thủ tướng Angela Merkel, người đã có thái độ hòa giải với London khi kêu gọi thương lượng với "đối tác thân cận" này một ngày trước đó.

Việc Anh trở thành quốc gia thành viên đầu tiên quyết định rời khỏi EU đã khiến tâm lý lo ngại lan rộng và làm "bốc hơi" hơn 2 nghìn tỷ USD trên các thị trường chứng khoản toàn cầu ngày 24/6

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6921
  1. ​Bà Merkel chấp nhận việc Anh trì hoãn thủ tục rời EU
  2. EU ưu tiên ổn định hệ thống tài chính sau Brexit
  3. Brexit có thể khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nhất từ 2009
  4. Brexit ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam
  5. Người Anh đua nhau lấy hộ chiếu EU hậu Brexit
  6. Với sếp tài chính, Brexit còn tệ hơn chuyện Lehman Brothers sụp đổ
  7. Kinh tế Anh sẽ suy thoái ngắn hạn vì Brexit
  8. Các hãng ô tô châu Á lo ngại về khả năng đóng cửa nhà máy tại Anh
  9. Mỹ: Brexit đặt ra vấn đề mới cho đàm phán TTIP
  10. Người giàu châu Á ưu ái ngân hàng cá nhân sau Brexit
  11. Thủ tướng Cameron hối thúc Anh ‘ở gần’ EU
  12. IMF: Brexit ảnh hưởng không nhiều đến kinh tế Mỹ
  13. 4 lý do vì sao rời EU là tin tốt cho kinh tế Anh
  14. Báo Pháp nặng lời khi cựu chủ tịch Ủy ban Châu Âu “đầu quân” cho Goldman Sachs
  15. Brexit: 1000 luật sư Anh đệ đơn phủ quyết trưng cầu dân ý
  16. Ba tác động tiêu cực từ Brexit tới kinh tế Mỹ Latinh
  17. Đức kêu gọi Anh rời khỏi EU thật sớm
  18. Brexit và triển vọng bấp bênh của châu Âu
  19. Brexit -Cơ hội vàng cho thương mại Mỹ - Anh
  20. Tổng Giám đốc IMF: Brexit không gây suy thoái toàn cầu
  21. Hậu Brexit và câu chuyện đi tìm kênh đầu tư cho giá trị thật
  22. Các nước châu Phi có thể nới lỏng chính sách tiền tệ vì Brexit
Video và Bài nổi bật