Chính phủ sẽ báo cáo ĐBQH về hiện tượng cá biển chết tại các tỉnh miền Trung

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 13.6, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.
Chính phủ sẽ báo cáo ĐBQH về hiện tượng cá biển chết tại các tỉnh miền Trung
Phiên họp thứ 49 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Ảnh: Q.H)

Trình bày tờ trình về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội - Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất khoảng 9 ngày (không kể các ngày nghỉ), trong đó họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20.7 và dự kiến bế mạc vào ngày 30.7.2016.

Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian xem xét, quyết định tổ chức, nhân sự cấp cao của nhà nước. Đây là nội dung trọng tâm của kỳ họp đầu nhiệm kỳ, nên phần lớn thời gian của kỳ họp dành cho việc xem xét, quyết định về công tác nhân sự.

Cụ thể: Quốc hội sẽ nghe phát biểu của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu.

Xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự cấp cao của nhà nước: Bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Tổng thư ký Quốc hội; Bầu Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, viện trưởng viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; Phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Phê chuẩn danh sách các thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Tại kỳ họp này, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát năm 2017, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thông qua Nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề. Dự kiến Tờ trình về dự thảo Nghị quyết sẽ được gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tổng hợp, tiếp thu, giải trình và báo cáo Quốc hội trước khi trình thông qua Nghị quyết.

Bên cạnh một số nội dung cần báo cáo theo thông lệ (như công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công), nên đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu) về công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển sau hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6875
  1. Công bố nguyên nhân hơn 14 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc
  2. Sự thật thông tin gà chết sau khi ăn cá biển
  3. Thu mua toàn bộ hải sản của người dân miền Trung sau vụ cá chết
  4. Vụ cá chết hàng loạt: Người Huế mua muối về dự trữ
  5. Nhà khoa học phản biện Bộ TN-MT về lý do cá chết
  6. Nước thải từ công ty Trung Quốc nghi gây chết cá, trâu bò
  7. Ngư dân Hà Tĩnh khốn cùng sau thảm họa cá biển ‘bí ẩn’ chết hàng loạt
  8. Cá chết dạt tới bờ biển Đà Nẵng
  9. Ngư dân “neo” thuyền, nhà hàng hải sản vắng tanh!
  10. Bước đầu kết luận nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế
  11. Formosa xin lỗi rồi đột ngột rời họp báo, bỏ ngỏ nhiều câu hỏi
  12. Thêm 5 thợ lặn ở vùng biển Formosa nhập viện
  13. Nước biển vùng cá chết bị nhiễm kim loại nặng
  14. Không còn hiện tượng cá chết hàng loạt
  15. TS Lê Đăng Doanh: ‘Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm’
  16. 40 tấn cá chết vì “trúng độc” đã đi đâu?
  17. Bộ Nông nghiệp khẳng định cá chết không liên quan đến yếu tố khí hậu
  18. Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá chết bất thường
  19. Đại diện Formosa: ‘Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, chọn đi!’
  20. Cuộc sống đầy khó khăn của ngư dân sau vụ cá chết hàng loạt
  21. Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng vì cá chết hàng loạt
Video và Bài nổi bật