Lắp dải phân cách đoạn đường tai nạn thảm khốc ở Bình Thuận

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cục Quản lý Đường bộ IV đã báo cáo phương án rà soát, lắp đặt dải phân cách cứng tại khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn trên quốc lộ 1 đoạn qua Bình Thuận.
Lắp dải phân cách đoạn đường tai nạn thảm khốc ở Bình Thuận
Ảnh minh họa

Sau khi thị sát hiện trường vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng  tại Km 1730+300, quốc lộ 1 thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý ngay các điểm đen tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông trên tuyến.

Ngày 24/5, trao đổi với Báo , ông Nguyễn Trọng Thái – Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, cả tuyến đường nơi xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng hiện chưa có dải phân cách cứng. Trên tuyến đường này cũng đã từng xảy ra vài vụ tai nạn giao thông, cách vị trí vừa xảy ra tai nạn khoảng 1-2 km.

Theo quan sát của ông Thái, vị trí xảy ra vụ tai nạn hai xe khách đối đầu có bán kính cong nhưng không đến mức cong quá, vạch liền phân cách giữa đường, đầy đủ các biển báo an toàn giao thông, mặt đường tốt. Chính vì thế, ông Thái cho rằng để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn này, cần có kết luận điều tra đầy đủ của cơ quan chức năng. 

Qua khảo sát hiện trường và làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Quản lý đường bộ IV thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với chủ đầu tư cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 đoạn Phan Thiết – Đồng Nai sớm rà soát, lắp đặt dải phân cách tại các vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn cao.

“Đây là vấn đề liên quan đến nhiều yếu tố như vốn, kỹ thuật, các đơn vị chức năng sẽ thực hiện khảo sát để đưa ra đề xuất cụ thể. Không chỉ vị trí xảy ra tai nạn mà hơn 10 km trên tuyến sẽ được khảo sát để lắp đặt dải phân cách”, ông Thái nói.

Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết thêm, theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT, để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian lắp đặt có thể tận dụng dải phân cách đã sử dụng trước khi thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp đoạn tuyến để tránh tình trạng xe đối đầu..

Trong khi đó, ông Nguyễn Thuận Phương – Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) - cho hay, đơn vị này đã yêu cầu các Chi cục Quản lý đường bộ khu vực làm việc với chủ đầu tư, Ban ATGT địa phương để xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng, bề rộng, chất lượng mặt đường để có phương án cụ thể.

“Theo đúng quy trình bề rộng mặt đường là 16 m thì lắp đặt dải phân cách giữa để được 4 làn đường. Vừa qua, có những đoạn tuyến bề rộng là 12 m nên cần khảo sát xem có phải mở rộng mặt đường không để lắp đặt dải phân cách”, ông Phương phân tích.

Lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ IV cũng cho rằng, trước đây trên tuyến chưa có dải phân cách phụ thuộc nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do thiếu vốn. Đến nay mật độ giao thông qua tuyến tăng, ý thức của một số người tham gia giao thông lại chưa cao nên nguy cơ tai nạn cao.

Ngày 23/5, UBND tỉnh Bình Thuận đã thành lập tổ công tác xử lý vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 12 người chết, 35 người bị thương.

Trao đổi với Báo , Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi kiểm tra dữ liệu thiết bị giám sát hành trình của hai xe bị tai nạn, đã có kết quả về tốc độ của hai xe. Cụ thể, xe khách BKS 51B-112.24 của Công ty Phương Trang di chuyển với tốc độ 68km/h vào lúc 4h14 phút. Cùng thời điểm đó, xe khách BKS 38N-5577 của Công ty TNHH Thương mại Sơn Quy lưu thông với tốc độ 56km/h. Sau khi xảy ra va chạm, hai xe đã bị cháy, biến dạng hoàn toàn làm 12 người chết, 35 người bị thương. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật