Ăn tiết canh lợn ở quán, một người t‌ử von‌g

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một bệnh nhân 67 tuổi vừa bị t‌ử von‌g vì ăn tiết canh, lòng lợn ở quán.
Ăn tiết canh lợn ở quán, một người t‌ử von‌g
Hình ảnh tổn thương do ăn tiết canh. Ảnh bác sỹ cung cấp

Nguồn tin từ lãnh đạo

Khoa cấp cứu - bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay, bệnh nhân Đ.N.L. (67 tuổi ở Phú Thọ) nhập viện ngày 19/5 vừa t‌ử von‌g do ăn tiết canh.

Sau 1 ngày ăn tiết canh, lòng lợn ông L. sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức lơ mơ, xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai cẳng chân và hai bên đùi.

Ông L. được vào bệnh viện Đa khoa Phú Thọ nhưng tụt huyết áp, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. bệnh nhân được chẩn đoán

sốc nhiễm trùngdo liên cầu lợn. Ngay lập tức, ông L. được đưa vào bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, song tiên lượng xấu do vậy gia đình xin ngừng điều trị. bệnh nhân đưa về quê trong ngày 21/5 và t‌ử von‌g ngày 22/5.

Đáng chú ý, đây không phải là trường hợp đầu tiên có bệnh nhân bị t‌ử von‌g mắc liên cầu lợn từ món tiết canh lợn.

Trước đó, anh Nguyễn Tuấn M. quê ở Mỹ Đức, Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo người nhà bệnh nhân, anh M. sống bằng nghề mổ lợn bán thịt và anh rất nghiện món tiết canh.

Mặc dù ăn tiết canh rất nguy hiểm nhưng anh M. cho rằng lợn mình tự giết mổ là lợn sạch, tiết canh do chính mình làm càng sạch nên anh rất yên tâm. Tuy nhiên, sau một lần ăn tiết canh, anh M. sốt cao, đau đầu và đi ngoài phân lỏng. Trên bề mặt da xuất hiện các nốt ban xuất huyết hoại tử màu đen.

Gia đình đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện huyện Mỹ Đức. Kết quả xét nghiệm anh M. dương tính với vi rút liên cầu lợn. bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, suy đa phủ tạng, có ban xuất huyết hoại tử trên nhiều vùng da.

Cho đến nay, bệnh nhân vẫn đang nằm điều trị tích cực tại bệnh viện. Tiên lượng của bệnh nhân rất dè dặt.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa cấp cứu - bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, đến nay, tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã t‌ử von‌g. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.

Do vậy, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay.

“Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người… cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời”, bác sỹ Cấp khuyến cáo.

Xem Video: Sự thật chết người khi ăn tiết canh lợn 

//

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật