Ăn phải mực khô bị mốc xanh, mốc đen nguy hiểm cỡ nào?

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mực khô đã bị mốc xanh, mốc đen nhiều thì tốt nhất nên vứt bỏ. Việc cạo cho hết mốc rồi phơi dưới nắng cũng không làm cho mực hết độc.
Ăn phải mực khô bị mốc xanh, mốc đen nguy hiểm cỡ nào?
21 tấn mực khô đã mốc xanh và bốc mùi hôi khó chịu bị cơ quan chức năng phát hiện. (Ảnh: VOV). 

Tin tức trên báo PV, ngày 21/5, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, cho biết vừa xử phạt ông Nguyễn Thanh Tự (ở xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) 45 triệu đồng về hành vi vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, ông Tự được hoàn trả lô hàng.

Trước đó khoảng 13h ngày 5/5, trong lúc tuần tra trên quốc lộ 1A (đoạn qua xã Quảng Phong, Quảng Xương, Thanh Hóa), cảnh sát giao thông phát hiện xe tải biển Quảng Nam vi phạm nên yêu cầu dừng xử lý hành chính.

Thời điểm kiểm tra, tài xế Phạm Tiến Thông (54 tuổi, trú thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ lô hàng. Anh này khai, đang vận chuyển thuê số mực nói trên từ Quảng Ngãi ra Bắc Ninh bán cho các đại lý.Kiểm tra thùng xe, lực lượng chức năng phát hiện nhiều bao tải buộc kín, bên trong chứa mực khô, tổng trọng lượng hơn 21 tấn. Hầu hết số mực khô đã bị mốc xanh và bốc mùi hôi khó chịu.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, cho hay sau khi lô hàng bị tạm giữ, chủ hàng đã đến khai báo và xuất trình một số giấy tờ liên quan như Giấy chứng nhận kinh doanh; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; biên lai thuế; đơn xin xác nhận nguồn gốc mực PP da đen…

Trong báo cáo gửi cơ quan chức năng, ông Tự khẳng định, toàn bộ số mực trên được thu gom từ các tàu cá đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, mực phơi nắng tự nhiên và không có chất bảo quản. “Theo đơn đặt hàng từ phía Trung Quốc, họ yêu cầu phải để nguyên cả túi mật chứ không được bóc tách nên mực có màu đen”, chủ hàng trình bày và đề nghị cơ quan chức năng lấy mẫu đánh giá chất lượng hàng.

Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, đoàn liên ngành tỉnh Thanh Hóa kết luận, toàn bộ số mực trên được phơi khô để làm nguyên liệu, trong thành phần có chứa muối nên dễ hút ẩm, nếu bảo quản không tốt sẽ xuất hiện nấm mốc, lên men. Tuy nhiên, hiện tượng này trên mực khô không tạo ra độc tố Aflatoxin, do đó ít ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng và động vật.

Theo kết quả phân tích, chỉ số nấm mốc, nấm men và tổng số vi khuẩn hiếu khí của lô mực vượt ngưỡng cho phép nhưng không quá lớn (3,6 x 10 CFU/g), ba chỉ tiêu còn lại là vi khuẩn E.coli; S.aureus và Salmonella không có trong lô hàng.

Áp dụng nghị định 178, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ lô hàng số tiền 45 triệu đồng và bàn giao lại 21 tấn mực cho ông Tự.

Nấm mốc độc tố nguy hiểm

Bác sĩ Đặng Thế Căn - nguyên Phó Giám đốc bệnh viện K Trung ương, cho biết, rất nhiều bệnh nhân đến tư vấn đều không biết vì sao mình bị ung thư. Đa số họ lo lắng và cho rằng mình bị trừng phạt. Tuy nhiên, việc ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh ung thư, nhất là ung thư gan. Bác sĩ Căn cho biết nấm mốc ở lương thực, thực phẩm rất nguy hiểm vì nấm mốc này sản sinh ra độc tốt aflatoxin đây là một yếu tố gây ung thư gan.

Theo bác sĩ Căn, một loạt các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát tăng ở những vùng có tỷ lệ phơi nhiễm cao với aflatoxin, nhưng cơ chế tác động của aflatoxin gây ung thư gan ở người như thế nào vẫn chưa ngã ngũ nhưng người ta đã tìm thấy sự gắn kết của aflatoxin B1 với ADN của tế bào gan ở những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát.

Phức hợp này còn được tìm thấy trong máu ngoại vi, trong máu rau thai và máu dây rốn của các sản phụ có phơi nhiễm với aflatoxin B1. Chỉ cần hấp thụ một tổng lượng 2,5 mg aflatoxin trong 3 tháng có thể dẫn đến ung thư gan chết người.

Bác sĩ Căn cho biết khi thực phẩm bị nấm mốc dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn rất nguy hiểm vì nấm aflatoxin là một độc tố khá bền vững nên khi chúng ta rửa sạch và cho vào nồi đun sôi thông thường không có tác dụng đối với độc tố. Để ngừa các độc tố từ nấm người dân không nên ăn các thực phẩm đã nấm mốc, đặc biệt các loại lương thực.

Thông tin trên báo Kiến thức, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đối với mực, nhiều người nhìn thấy có các đám trắng phủ trên thân mực thì tưởng là bị mốc, thực tế đấy chỉ là lớp phấn kết tinh của muối và các chất trong c‌ơ th‌ể. Chỉ khi nào thấy trên thân mực có các vết xanh, đen thì đấy mới là bị mốc. Nếu mốc ít thì có thể cắt bỏ cái phần bị mốc đi, nhưng nếu thấy hiện tượng bị mốc nhiều thì tốt nhất nên vứt bỏ. Việc cạo cho hết mốc rồi phơi dưới nắng cũng không làm cho mực hết độc.

Không chỉ đối với mực khô, mà với bất kể loại thực phẩm khô nào, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo chỉ nên tận dụng khi mới chớm bị mốc và có thể cắt bỏ phần mốc. Trường hợp thực phẩm đã bị mốc, lốm đốm xanh, đen thì tuyệt đối không nên tiếc rẻ, tốt nhất nên vứt bỏ để tránh nguy cơ tích tụ các độc tố trong nấm mốc vào c‌ơ th‌ể qua đường ăn uống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật