BIDV: ‘Của đau con xót’ gần 2000 tỷ ăn lẹm lợi nhuận vì dự phòng nợ xấu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là hơn 4000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1682 tỷ đồng, BIDV đang phải è cổ chi gần 2000 tỷ đồng dự phòng cho các khoản nợ xấu.
BIDV: ‘Của đau con xót’ gần 2000 tỷ ăn lẹm lợi nhuận vì dự phòng nợ xấu
Ảnh minh họa

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho thấy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đạt hơn 4000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 750 tỷ đồng so với quý 1 năm 2015.

Chi phí dự phòng rủi ro tính đến ngày 31/3, trích lập dự phòng rủi ro ngốn của ngân hàng này 1990 tỷ đồng, trong khi con số này tại thời điểm chốt quý 1 năm 2015 là 978,8 tỷ đồng.

Số tiền gần 2000 tỷ dự phòng rủi ro đã khiến tổng lợi nhuận trước thuế của BIDV quý 1 chỉ còn 2077 tỷ đồng, thấp hơn 200 tỷ so với quý 1 năm trước ( năm 2015 đạt 2273 tỷ).

Tỷ lệ dự phòng rủi ro được ngân hàng này trích lập theo từng mức độ rủi ro theo quy định, theo đó nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) phải trích lập 5% để phòng rủi ro, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) trích lập 20%, nợ nghi ngờ (nhóm 4) trích 50% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) trích lập 100%.

Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của BIDV còn vỏn vẹn 1682 tỷ đồng, lợi nhuận còn lại của ngân hàng đạt 1659, kém quý 1 năm trước hơn 205 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo của BIDV, vốn cho vay, tài trợ, ủy thác đầu tư mà TCTD chịu rủi ro là hơn 30 ngàn tỷ đồng.

Với khối lượng nhân viên 23.823 người tính đến thời điểm hiện tại, BIDV đang tiêu tốn 2600 tỷ đồng cho các chi phí hoạt động. Con số này tăng hơn 600 triệu đồng so với quý 1 năm 2015 (quý 1/2015 chi phí hoạt động của BIDV là 2000 tỷ đồng). 

Dự phòng được xác định như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất được dùng để xử lý nợ xấu. 

BIDV thuộc nhóm các ngân hàng có lợi nhuận ngàn tỷ song có số trích lập dự phòng rủi ro thuộc hàng cao nhất do phải trích lập lợi nhuận dự phòng rủi ro đối với các khoản vay có giá trị lớn có nguy cơ nợ xấu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật