Sự thật thông tin châu Âu cấm nhập hải sản Việt vì lo ngại vấn đề cá chết ở miền Trung

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện trên các trang mạng xã hội của Việt Nam đang lan truyền thông tin với nội dung “Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu hải sản từ Việt Nam do lo ngại vấn đề cá chết ở miền Trung”. Vậy thực hư thông tin trên là như thế nào?
Sự thật thông tin châu Âu cấm nhập hải sản Việt vì lo ngại vấn đề cá chết ở miền Trung
Chế biến thủy sản ở Việt Nam (ảnh: Tổng cục thủy sản)

Theo Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu (EC) vừa lên tiếng cảnh báo một số lô hàng thủy sản của 4 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo Nafiqad, bốn doanh nghiệp bị EU cảnh báo gồm: Xí nghiệp thực phẩm Mekong Delta thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ, Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản Miền Nam, Công ty cổ phần Foodtech và Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Khang Thông.

Cụ thể:

1. Xí nghiệp thực phẩm Mekong Delta thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ bị Đức cảnh báo sản phẩm cá tra đông lạnh do chất lượng cảm quan sản phẩm không đạt yêu cầu (có mùi amoniac trong sản phẩm) và có chất Sodium carbonates (E 500) không được phép sử dụng

2. Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản Miền Nam bị Tây Ban Nha cảnh báo chất Sodium Erythorbate (E 316)  không được phép sử dụng với sản phẩm bị cảnh báo là cá tra đông lạnh.

3. Công ty cổ phần Foodtech bị Đức cảnh báo sản phẩm cá ngừ đóng hộp đối với chất histamine.

4. Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Khang Thông thì bị Hà Lan cảnh báo sản phẩm cá cờ kiếm đối với chất thủy ngân.

Nafiqad đã yêu cầu các đơn vị sản xuất có lô hàng bị cảnh báo cần rà soát toàn bộ hồ sơ kiểm soát nguyên liệu, quản lý sản xuất và thực hiện các chương trình quản lý chất lượng để xác định nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, Nafiqad cũng yêu cầu các đơn vị bị cảnh báo khắc phục nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

Đối với với hai đơn vị bị cảnh báo sử dụng phụ gia không được phép (E 500 và E 316), cần cập nhật và tuân thủ các quy định mới của EU về hó‌a chấ‌t phụ gia được phép/không được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường này.

Ngoài ra, Nafiqad cũng yêu cầu các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng xuất khẩu nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

RASFF là công cụ chủ chốt của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu (EC) nhằm phát hiện và loại bỏ mối nguy khỏi thị trường EU, giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với hệ thống an toàn thực phẩm tại khu vực này. Theo thông tin từ cổng thông tin mở của RASFF nhằm phục vụ cho tra cứu của người dân, bên cạnh Việt Nam đã có nhiều quốc gia khác từng bị Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm châu Âu “tuýt còi”.

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2016 đã có 74 lô hàng hải sản từ Trung Quốc, 88 lô hàng của Ấn Độ và 28 lô hàng từ Thái Lan nhận được cảnh báo có chứa chất cấm và buộc phải xem lại quy trình sản xuất hoặc nguồn nguyên liệu. Trong cùng kỳ, con số từ phía Việt Nam là 35 lô hàng hải sản. 

Vấn đề hàng nông lâm thủy sản do Việt Nam sản xuất bị thị trường nhập khẩu từ chối do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định không phải là quá mới mẻ. Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, các lô hàng bị trả về một số là bởi sai quy cách đóng gói và cũng có những trường hợp do không đáp ứng tiêu chí chất lượng, chỉ số an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu không giống nhau nên khi hàng bị thị trường này trả về lại được thị trường khác chấp nhận. 

Cho đến thời điểm hiện tại, công tác phân tích, nghiên cứu làm rõ nguyên nhân cá chết tại miền Trung đang được các cơ quan chức năng tích cực triển khai. Đã có gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước chính thức vào cuộc.

Do vậy, các thông tin có nội dung như ““EU cấm nhập khẩu hải sản từ Việt Nam do lo ngại vấn đề cá chết ở miền Trung” là không có cơ sở. Thực tế, kể từ nhưng tin tức về sự việc cá chết bắt đầu được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng vào ngày 7/4/2016, mới chỉ có 2 lô hàng hải sản của Việt Nam bị Tây Ban Nha và Hà Lan gửi trả do cảnh báo chất Sodium Erythorbate (E316) và thủy ngân được tìm thấy trong cá ba sa và cá kiếm. 

Ngay sau đó, Nafiqad cũng đã yêu cầu các cơ sở sản xuất có lô hàng bị cảnh báo phả rà soát toàn bộ hồ sơ và thực hiện các chương trình quản lý chất lượng để xác định nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời khắc phục phù hợp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6880
  1. Công bố đánh giá môi trường biển sau sự cố Formosa
  2. “Chưa thấy đại biểu ở miền Trung có ý kiến gì về Formosa”
  3. Sự cố Formosa xả chất độc: ‘Phải quy trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan’
  4. Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa
  5. Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi
  6. Không khởi tố vụ án thợ lặn ở Formosa bị chết
  7. Cận cảnh bãi rác ở Thiên Cầm - nơi chứa rác thải của Formosa
  8. ‘Đổ 100 tấn chất thải của Formosa để trồng cỏ chăn dê, bò’
  9. Chấn động: Formosa lén lút chôn chất thải ở trang trại của Giám đốc Công ty Môi trường
  10. ‘Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng - an ninh’
  11. Ngoài sự cố làm cá chết, Formosa còn có 53 hành vi vi phạm khác
  12. Cá chết do Formosa làm giảm GDP 6 tháng đầu năm
  13. ​Formosa tự ý thay đổi công nghệ luyện cốc từ khô sang ướt
  14. Biển miền Trung hậu vụ cá chết: Biển sẽ “ngộ độc mãn tính”?
  15. Những thợ lặn biển ở KCN Formosa bây giờ ra sao?
  16. Formosa Hà Tĩnh có thể bị truy thu thêm 1.555 tỷ đồng tiền thuế
  17. Formosa Hà Tĩnh được để xuất ngừng hoạt động
  18. Formosa ‘tráo’ công nghệ
  19. Hơn 260.000 lao động ảnh hưởng vì sự cố cá chết
  20. Cuối tháng 7 sẽ công bố ‘biển miền Trung an toàn hay chưa’
  21. Khi Formosa mới vào Việt Nam, đã có người cảnh báo về môi trường
  22. Vụ Formosa làm cá chết ở miền Trung: Hỗ trợ dân cho đến khi biển sạch
Video và Bài nổi bật