Bí quyết phát triển của điện ảnh Hàn Quốc

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những bộ phim truyền hình nhiều tập của Hàn Quốc đã cuốn hút hàng triệu khán giả Việt Nam, những bộ phim nghệ thuật đoạt giải cao tại các liên hoan phim (LHP) quốc tế của các đạo diễn Hàn Quốc đã gây ảnh hưởng đến tư duy sáng tác của các đạo diễn Việt Nam.
Bí quyết phát triển của điện ảnh Hàn Quốc
Ảnh minh họa

Vậy bí quyết nào đã đưa Hàn Quốc trở thành một cường quốc điện ảnh như hiện nay? Đoàn điện ảnh Hàn Quốc sang thăm Việt Nam gần đây đã đưa đến những thông tin bổ ích.

Cảnh trong phim Cờ bay phấp phới

Trước sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh Hàn Quốc ít ai ngờ rằng trước năm 1990, nền điện ảnh này vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng. Từ năm 1990-1999 là thời kỳ điện ảnh Hàn Quốc phục hồi và chuẩn bị cho những bước nhảy vọt ngoạn mục trong thiên niên kỷ mới.

Từ năm 2000-2004, liên tiếp gặt hái thành công ở các LHP quốc tế với nhiều phim đoạt giải thưởng lớn như Cờ bay phấp phới; Đảo Simido; Ốc đảo; Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân... Hàn Quốc có khoảng 146 rạp chiếu phim lớn, đã từng có thời kỳ phim ngoại nhập đánh bật phim nội địa, chiếm tới 73% thị phần.

Từ năm 2005 đến nay, phim Hàn Quốc đã chiếm lĩnh quá nửa thị phần nội địa, có tới 62% khán giả Hàn Quốc xem phim nội địa, trong khi chỉ có 33% khán giả xem phim Mỹ, 2,3% khán giả xem phim Nhật, 1,5% khán giả xem phim Trung Quốc và 0,1% khán giả xem phim các nước khác. Mỗi năm Hàn Quốc sản xuất khoảng 90 phim truyện nhựa, hầu hết đều được chiếu trong nước.

Trong buổi gặp gỡ trao đổi với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam tại Cục Điện ảnh gần đây, đoàn điện ảnh Hàn Quốc đã cho biết các bí quyết phát triển của điện ảnh nước nhà là:

1. Nhà nước Hàn Quốc hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính. Bộ trưởng Văn hóa Hàn Quốc là một đạo diễn điện ảnh nên ông có mối quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của điện ảnh nước nhà, có chính sách bảo hộ điện ảnh dân tộc, hạn chế phim nhập khẩu bằng quota.

Cảnh trong phim Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân

2. Nhà nước đầu tư lớn cho đào tạo ở nước ngoài. Cụ thể đã gửi sang Mỹ đào tạo hàng loạt đạo diễn, diễn viên và các chuyên gia kỹ thuật hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật truyền hình.

3. Nhà nước có chính sách thúc đẩy tự do sản xuất phim và công nghiệp hóa công nghệ điện ảnh. Vì thế Hàn Quốc có hàng ngàn hãng phim ra đời, hàng loạt trung tâm đào tạo diễn viên. Có khoảng 50 khoa đào tạo diễn viên điện ảnh, bên cạnh đó còn có nhiều câu lạc bộ đào tạo diễn viên nghiệp dư.

Nhiều người sang Hàn Quốc về nhận xét rằng đi ngoài đường thấy rất ít các thiếu nữ Hàn Quốc có nhan sắc, ít hơn nhiều so với số các thiếu nữ đẹp của ta xuất hiện nơi công cộng, nhưng trên phim diễn viên họ lộng lẫy hơn diễn viên Việt Nam. Đó là do họ có guồng máy công nghiệp thu hút người đẹp đào tạo diễn viên.

4. Luật pháp Hàn Quốc quy định phim thương mại không được sản xuất dưới 3 triệu đô-la để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng được thưởng thức các hàng hóa giải trí có chất lượng cao. Vì thế, giá thành tối thiểu của một phim Hàn Quốc là 9 triệu đô-la trong đó 3 triệu đô-la để sản xuất phim và 6 triệu đô-la dành cho quảng cáo.

Poster phim Quái vật sông Hàn

5. Mục tiêu sáng tác của điện ảnh Hàn Quốc là tạo ra những tác phẩm có thể chiếu cho khán giả trong nước và nước ngoài vì thế các nghệ sĩ đua nhau tìm tòi thể hiện để phim mình vừa hấp dẫn khán giả trong nước, vừa có thể xuất khẩu và chiến thắng trong các LHP quốc tế.

6. Tạo môi trường giao lưu học hỏi bằng cách tổ chức LHP Pusan ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều nền điện ảnh lớn trên thế giới.

Trong điều kiện của một nền điện ảnh xã hội hóa triệt để, các nghệ sĩ điện ảnh Hàn Quốc không phải lúc nào cũng được tự do sáng tác. Theo các chuyên gia điện ảnh Hàn Quốc, khi các đạo diễn đến gặp các nhà sản xuất bao giờ các nhà sản xuất cũng hứa cho họ tự do sáng tạo nếu họ kiếm được nhiều lợi nhuận.

Nhưng môi trường văn hóa Hàn Quốc không dung túng cách đánh giá giá trị phim căn cứ trên lợi nhuận nên chính sách điện ảnh của Hàn Quốc đã cố gắng bảo vệ các giá trị nghệ thuật khỏi bị thương mại hóa. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên một chính sách điện ảnh khá ưu việt, đầy tinh thần nghệ thuật và tinh thần tự trọng dân tộc như vậy là quá trình dân chủ hóa ở Hàn Quốc đã có những thiết chế tạo điều kiện cho các nghệ sĩ điện ảnh tham gia vào việc xây dựng chính sách cho lĩnh vực của mình.

Poster phim Nhà vua và anh hề

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã phải bãi bỏ chính sách quota với phim Mỹ nói riêng và phim ngoại nhập nói chung. Vì thế, điện ảnh Hàn Quốc không còn những thuận lợi từ chính sách bảo hộ điện ảnh dân tộc như trước đó.

Mặc dù vậy, phim Hàn Quốc vẫn thu hút nhiều khán giả nội địa hơn phim ngoại nhập. Hai bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2006 là Quái vật sông HànNhà vua và anh hề đứng trên hai phim bom tấn của Mỹ là Điệp vụ bất khả thi 3 và Mật mã Da Vinci.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật