Hợp pháp hóa hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm: Bài học nhãn tiền từ các nước

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc các tổ chức nước ngoài móc nối với những thành phần xấu trong nước dụ dỗ các cô gái trẻ bán sang nước ngoài với danh nghĩa “việc làm thu nhập cao”... có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển các “dịch vụ nhạ‌y cả‌m” mà thực chất là mạ‌ּi dâ‌ּm. Liệu ngoài việc gia tăng tội phạm buôn người ở các nước, trong đó Việt Nam là một “nạn nhân”, loại hình này còn có hệ lụy gì ở các nước sở tại?
Hợp pháp hóa hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm: Bài học nhãn tiền từ các nước
Cảnh sát Thái Lan trước một quán bar Bangkok (Reuteurs)

Việt Nam là nạn nhân của các tổ chức buôn người

Khi được hỏi đến Thái Lan ăn chơi hay tìm hiểu về công nghệ tìn‌ּh dụ‌ּc, ông bạn người Anh của chúng tôi - đại diện cho một tập đoàn đa quốc gia ở vùng Đông Dương - nói là tới tìm hiểu để mở một trung tâm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Chúng tôi được đưa đến một điểm massage chiếm trọn khối nhà to bằng nửa sân bóng đá. Ông trùm nhìn giống như viên chức ngân hàng với áo sơ mi trắng cà vạt sậm màu, tên là Tang. Tang dẫn chúng tôi xuống phòng khách, sảnh lớn mênh mông, nơi có khoảng gần 200 cô gái đang ngồi trên các bậc thang bọc nhung, phải có ống nhòm mới nhìn rõ mặt và số hiệu. Giá mỗi suất phục vụ là 100USD. Trên ticket ghi là massage nhưng bạn sẽ được phục vụ tìn‌ּh dụ‌ּc.

Tại phòng VIP, các cô ngồi uống trà trên những chiếc salon cách xa nhau, bạn có thể nhìn tận mặt và chọn cùng lúc 1 hoặc 3 cô phục vụ với giá 500USD. Tang nói rằng, ngoài chi phí “ngoại giao”, làm tour, khoản đầu tư lớn nhất là tuyển người từ các công ty dịch vụ. Tang nói khéo thế thôi, chứ thực chất đó là các đường dây buôn người từ các nước như Trung Quốc, Malaysia, Myanma, Việt Nam... Tang tiếp rằng, luật pháp Thái Lan cấm mạ‌ּi dâ‌ּm, người B.hoa bị phạt tiền còn chủ chứa có thể bị kết án đến 15 năm tù.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, Thái Lan luật hóa việc cấm mạ‌ּi dâ‌ּm từ năm 1960, tội tổ chức mạ‌ּi dâ‌ּm có thể bị phạt từ 3 - 15 năm tù, còn người B.hoa thì bị phạt tiền. Trên thực tế, Thái Lan đã làm ngơ cho hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm bằng việc cho phép dịch vụ nhạ‌y cả‌m này hoạt động dưới dạng chăm sóc sức khỏe - massage, biểu diễn nghệ thuật, quán bar tho‌ּát y, karaoke, vũ trường... Những điểm này còn là nơi nhận hoặc trung chuyển phụ nữ bị buôn bán từ các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều phụ nữ Việt Nam đã bị ép buộc, dụ dỗ hoặc tự nguyện..., sau đó được các đường dây buôn người đưa sang Thái Lan B.hoa.

Đơn cử như vụ V.T.H (22 tuổi, ở Tây Ninh) mới bị xử 10 năm tù vì tội buôn bán phụ nữ. V.T.H sang Thái Lan tìm việc làm và gặp một người Thái Lan tên Lao Banh. Họ bàn bạc, thiết lập đường dây đưa các cô gái trẻ Việt Nam sang Thái Lan B.hoa với lý do ban đầu là phụ bán quán ăn, lương cao. Chuyến đầu tiên, V.T.H đưa sang 7 cô, sau đó xuất nhập cảnh nhiều lần tương tự.

Tại Thái Lan, Lao Banh thu hộ chiếu còn V.T.H giữ CMND và buộc các cô gái trẻ người Việt B.hoa cho khách Thái dưới hình thức nuôi nhốt. Một người trong số họ trốn về được, đi tố cáo và V.T.H đã bị bắt trong lần nhập cảnh về Việt Nam sau đó.

Các dịch vụ nhạ‌y cả‌m ở Thái Lan, Malaysia và các hình thức tương tự lén lút ở Trung Quốc đã biến Việt Nam thành nạn nhân thật sự của các đường dây buôn người quốc tế. lợi dụng đường biên giới mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, việc cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua biên giới thuận lợi, một số nước miễn thị thực visa, tội phạm trong nước cấu kết với người nước ngoài, hình thành những đường dây đưa người Việt Nam ra nước ngoài, chủ yếu sang Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga... dưới dạng du lịch, thăm thân, hợp đồng lao động.

Khi ra đến nước ngoài, họ bị chúng cưỡng bức lao động hoặc bán vào các động mạ‌ּi dâ‌ּm, muốn về nước phải bỏ ra một lượng tiền lớn để chuộc. Điển hình như ngày 6.1.2015, cảnh sát Malaysia đột kích 3 cơ sở giải trí ở Kuala Lumpur, giải cứu 284 phụ nữ các nước, trong đó có 189 phụ nữ Việt Nam bị ép hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm.

Ngoài ra, tình trạng mua bán người dưới dạng môi giới hôn nhân trái phép, tổ chức xem mặt, chọn vợ, kết hôn giả để lừa bán phụ nữ sang Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc xảy ra nhiều ở các tỉnh phía Nam, như tháng 6.2015, phá chuyên án tại Tây Ninh, bắt kẻ cầm đầu là Xia Rong Len (quốc tịch Trung Quốc). Y khai nhận đã lừa 166 phụ nữ Việt Nam bán sang Trung Quốc làm vợ.

Công an Móng Cái lấy lời khai thủ phạm và các nạn nhân vụ bán 4 cô gái ra nước ngoài (tư liệu truyền thông CA)

Các nước hợp pháp hóa mạ‌ּi dâ‌ּm rồi lại phải cấm

Không như mọi người nghĩ, các nước phát triển có sự quản trị xã hội tốt sẽ cho hợp pháp hóa mạ‌ּi dâ‌ּm, thế nhưng trong số 15 nước cho phép mạ‌ּi dâ‌ּm chỉ có 5 nước phát triển còn lại là các nước Trung Mỹ và Bắc Phi... Thực tế cho thấy, các nhóm tội phạm đã thành nhóm lợi ích đủ sức mạnh chi phối chính phủ và quốc hội, lợi nhuận mạ‌ּi dâ‌ּm kéo theo là lợi nhuận từ buôn người, vận chuyển và buôn bán m‌a tú‌y... Ngay cả ở các nước có trình độ quản trị cao, sau khi cho hợp pháp hóa mạ‌ּi dâ‌ּm đã cảm thấy nguy cơ mất kiểm soát nên rút lại luôn, như Na Uy và Thụy Điển.

Sau nhiều năm để mạ‌ּi dâ‌ּm hoạt động bán chính thức, năm 2014, chính phủ của Tướng Prayuth (Thái Lan) đã truy bắt mạ‌ּi dâ‌ּm một cách khắc nghiệt hơn. Tướng Prayuth tuyên bố rằng, chính phủ cần phải cải cách vấn đề này để khôi phục nền đạo đức của đất nước. Ngoài ra, việc chống mạ‌ּi dâ‌ּm còn nhằm ngăn chặn tình trạng buôn người, bởi Thái Lan đã lâm vào tình trạng “đặc biệt đáng xấu hổ” trong vấn đề này trong các bảng xếp hạng quốc tế. Thời gian gần đây, những vụ buôn người cung cấp cho mạ‌ּi dâ‌ּm ở Thái Lan ngày càng táo tợn, những đường dây thiết lập điểm trung chuyển là những “chuồng giam” giữa rừng như những căn cứ quân sự. Chính quyền Thái Lan đau đầu vì chính sách nửa vời về mạ‌ּi dâ‌ּm trong thời gian qua: Luật cấm nhưng làm ngơ, dẫn tới mạ‌ּi dâ‌ּm bùng phát kéo theo đủ loại tội phạm.

Tại Nhật, chính phủ cũng như quốc hội đã luật hóa việc chống mạ‌ּi dâ‌ּm từ năm 1956. Tình hình cũng tương tự tại Đức, chưa đến 5% người B.hoa ở Đức có giấy phép và được kiểm soát.

Như vậy, trái với suy nghĩ của nhiều người về việc cần phải quản lý và hợp pháp hóa mạ‌ּi dâ‌ּm để kéo giảm tệ nạn xã hội, nhiều nước có trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển và sự quản trị tốt đã thử nghiệm hợp pháp hóa mạ‌ּi dâ‌ּm nhưng đều thất bại. Việc cho thành lập những khu dịch vụ nhạ‌y cả‌m đã biến chính nước sở tại và những nước cùng khu vực thành nạn nhân của những tổ chức buôn người xuyên quốc gia.

Đây cũng là bài học đáng suy nghĩ cho Việt Nam trong việc xử lý các dịch vụ nhạ‌y cả‌m đang diễn biến khó lường. Nước ta đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phòng chống nạn buôn người, lành mạnh hóa xã hội và tổ chức truyền thông như phát tờ rơi ở những vùng trình độ dân trí chưa ngang mức mặt bằng, để cộng đồng tự đề kháng với những thủ đoạn luôn mới và ngày càng tinh vi hơn, trong đó có cả sự lôi kéo khi giao tiếp trên mạng xã hội của các tổ chức buôn người. Sự liên kết vùng và quốc tế về phòng chống tội phạm cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm, từ đó góp phần kéo giảm loại tội phạm này. Riêng việc phát triển, bài trừ hay quản lý các dịch vụ nhạ‌y cả‌m đang tiếp tục được nghiên cứu, xem xét, trong đó có tham khảo thực tế từ nhiều nước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật