Thủ tục hành chính trong môi trường kinh doanh: Nhìn người mà ngẫm đến ta

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phải qua 11 thủ tục mới có thể tham gia thị trường, thì tại Canada và NewZealand chỉ cần 1 thủ tục. Vấn đề thủ tục hành chính trong môi trường kinh doanh không đòi hỏi phải máy móc hiện đại, hay đòi hỏi năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức phải tài giỏi hơn người. Vậy vì sao ở nước ngoài, thủ tục hành chính trong môi trường kinh doanh được rút ngắn thời gian đến mức tối thiểu, còn ở nước ta thì…
Thủ tục hành chính trong môi trường kinh doanh: Nhìn người mà ngẫm đến ta
Ảnh minh họa

Hài hoà lợi ích đôi bên

Trong đợt rà soát thủ tục hành chính ưu tiên của Đề án 30, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) được giao trách nhiệm mảng thủ tục hành chính về giấy phép kinh doanh. Lĩnh vực này được xem là then chốt về cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã, đang có ý định đầu tư vào Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong nhiều cuộc họp giữa doanh nghiệp, chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này, nhiều doanh nghiệp phàn nàn về thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê của cán bộ công chức trong khi thi hành công vụ. ông Đậu Anh Tuấn - Nhóm trưởng rà soát lĩnh vực giấy phép kinh doanh - VCCI cho biết: việc giảm bớt thủ tục để doanh nghiệp có được giấy phép kinh doanh luôn là cuộc "tranh chấp" căng thẳng giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Trong khi doanh nghiệp mong muốn đơn giản thủ tục hành chính, thì ngược lại các cơ quan cấp phép dường như chẳng muốn giảm đi một thủ tục nào...? Nhiều người làm trong các cơ quan pháp luật cho rằng: đây chính là mấu chốt của vấn đề cải cách thủ tục hành chính. Nếu các nhà hoạch định chính sách hài hoà được mâu thuẫn này, tin rằng câu chuyện về cải cách hành chính sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Nhìn ra nước ngoài, chẳng đâu xa, chúng ta chỉ cần học tập nước bạn Thái Lan cũng là điều nên làm. ở Thái Lan, đăng ký tài sản kinh doanh cho doanh nghiệp chỉ diễn ra trong 2 ngày với 2 thủ tục. Các chỉ số quy định về môi trường kinh doanh của Thái Lan luôn trong top đầu các nước Đông Nam á cũng là mẫu hình đáng để cho chúng ta học tập. Căn cứ vào 7 nhóm chỉ số môi trường kinh doanh trong báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2004- 2005, Thái Lan đứng thứ 20 trong tổng số 145 nước được khảo sát.

Loại bỏ thái độ "ban phát"

Theo Bảng xếp hạng các tiêu chí về môi trường kinh doanh năm 2009 của Việt Nam, thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, hay bảo vệ nhà đầu tư... đều đứng trên 100 quốc gia khác. Hay như tiêu chí hàng đầu để xếp hạng môi trường kinh doanh hàng năm của Ngân hàng thế giới chính là thời gian và thủ tục để thành lập doanh nghiệp. Việc Ngân hàng thế giới đưa ra con số 11 thủ tục và 50 ngày để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam khiến nhiều người phải suy nghĩ về môi trường kinh doanh của nước ta hiện nay. Ngoài việc rườm rà về thủ tục pháp lý, thái độ, năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ cũng góp phần đáng kể làm "rào cản" thủ tục hành chính. Quá trình tham gia đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nhân phàn nàn cán bộ phòng kinh doanh hách dịch, có thái độ "ban phát", "cò quay", gây khó khăn cho công dân tham gia vào quan hệ hành chính Nhà nước. Đây là nguyên nhân nảy sinh tiêu cực, muốn làm nhanh thì "tiền dầy, đây hầu", hoặc phải bỏ một khoản phí để nhờ "cò hành chính" giúp sức. Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xây dựng phàn nàn: "Nhân viên chúng tôi đến phòng đăng ký kinh doanh xin đổi ngành nghề kinh doanh, nhưng 3 lần, 7 lượt vẫn chưa xong. Nhân viên lúc nói thiếu cái này, sau lại yêu cầu bổ sung cái kia... Nói chung, phải có "tí ti" mới được việc, nếu không muốn đi lại, tiêu tốn thời gian một cách vô bổ".

Theo LS Trần Hữu Huỳnh – Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI, một trong những nguyên nhân chính hấp dẫn các nhà đầu tư chính là cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm gia nhập thị trường. TP. Đà Nẵng đã làm được điều này. Năm 2008 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh này đứng đầu cả nước.

Nguồn: Báo Đời sống và pháp luật điện tử

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật