Moody nói về triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Moody hạ mức tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam trong 12 tháng tới, xuống mức tiêu cực.
Moody nói về triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam
Ảnh minh họa

Các ngân hàng Việt Nam vẫn hưởng lợi từ việc tín dụng tăng trưởng nóng. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 28% trong khi tăng trưởng GDP là 6%. Nửa đầu năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 4%, kinh tế Việt Nam nằm trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong nửa đầu năm 2009.

Tháng 8/2008, tỷ lệ lạm phát lên vượt mức 28%. Chính phủ buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ và hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 30% trong năm 2008. Chính phủ có kế hoạch đảm bảo tỷ lệ lạm phát hàng năm dưới mức 10% (tỷ lệ lạm phát tháng 6/2009 là 4%), áp lực lạm phát đang tăng trở lại, tăng trưởng tín dụng được hạn chế ở mức từ 25% đến 27% (17% trong khoảng thời gian 6 tháng tính đến hết tháng 6/2009).

Bất chấp môi trường kinh doanh đầy thách thức, cải cách kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khiến tín dụng tăng trưởng. Moody dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 4,5% trong năm 2009 và 5% trong năm 2010, kinh tế Việt Nam nằm ngoài xu thế suy giảm của thế giới và các nước láng giềng.

Moody nhận xét gói kích cầu 8 tỷ USD của chính phủ đã được đón nhận tốt. Gói này bao gồm chương trình hỗ trợ lãi suất 4%, giảm 30% thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra là chương trình giảm từ 5% đến 10% thuế giá trị gia tăng.

Phần lớn các ngân hàng công bố lợi nhuận khá tốt trong năm 2008 bất chấp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, lãi suất cơ bản biến động chóng mặt, nửa đầu 2008, lãi suất cơ bản được nâng từ 8,25% lên 14% và sau đó giảm xuống 7% trong năm 2009. Các khoản vay thông thường chịu mức lãi suất không quá 10,5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, theo đó lãi suất cho vay không được quá 1,5 lần lãi suất cơ bản.

Các ngân hàng đang tiến gần hơn tới việc sử dụng Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards - IFRS). Chính phủ và nhà điều tiết thị trường đang cố gắng đưa ra khung quy định phù hợp cho ngành ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam tập trung ở phần đỉnh nhưng tách rời ở phần đáy. 4 ngân hàng thương mại nhà nước (SOCBs) sở hữu 60% tổng tài sản, trong đó bao gồm 2 ngân hàng đã cổ phần hóa một phần là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (Vietinbank).

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam có 38 ngân hàng đã được cổ phần hóa một phần và ngân hàng liên doanh; 4 ngân hàng nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, hai ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 33 chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Việt Nam chủ yếu cho doanh nghiệp vay tiền, tín dụng tiêu dùng chưa mấy phát triển. Chỉ 17% người Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Nhìn chung, mức độ thâm nhập thị trường thấp tạo cơ hội mở rộng vào lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng khi thu nhập người dân tăng.

Mức xếp hạng trung bình D-BFSR Moody dành cho các ngân hàng Việt Nam cho thấy triển vọng ổn định. Triển vọng này được hỗ trợ bởi tương lai khả quan của lĩnh vực ngân hàng, kiểm soát rủi ro tốt hơn, hoạt động tín dụng cải thiện và sự hỗ trợ về kiến thức, chuyên môn từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao cũng gây ra không ít thách thức cho hoạt động quản lý rủi ro, quản lý tài sản và vốn.

Dù chất lượng tài sản nói chung đã cải thiện trong suốt 2 năm qua – thời kỳ các ngân hàng thương mại nhà nước (SOCBs) xử lý số nợ xấu và dự phòng theo đúng Quy định báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), chất lượng tài sản đi xuống trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng, tăng trưởng tín dụng nội địa quá nóng và các công cụ quản lý rủi ro hiện tại.

Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2008 là 3,5%, cao hơn so với mức 2% của 1 năm trước. Tỷ lệ nợ xấu tính theo IFRS còn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu tính theo Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS). Tỷ lệ nợ xấu tính theo IFRS có thể cao gấp 3 tỷ lệ nợ xấu theo cách tính quy định trong VAS. Ngoài ra, nên chú ý đến việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhà nước đang che giấu quy mô các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Hoạt động quản lý rủi ro, quản lý của các ngân hàng đi lên tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng xấu từ một số yếu tố. Vốn của ngân hàng Việt Nam vẫn ở mức thấp so với chuẩn quốc tế. Vì thế nhiều ngân hàng thương mại nhà nước nếu cổ phần hóa sẽ cần được bơm vốn từ chính phủ và nhà đầu tư chiến lược. Đến thời điểm cuối năm 2010, ngân hàng sẽ buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu 3 nghìn tỷ đồng, làn sóng sáp nhập ngân hàng vì thế sẽ có thể dâng cao.

Hiện tại, 4 ngân hàng Việt Nam có xếp hạng tiền gửi ngoại tệ hạng B1 vẫn đang chịu hạn chế bởi mức trần của chính phủ. Nếu mức trần đó được bỏ đi, 4 xếp hạng tiền gửi sẽ được nâng lên. Ngày 04/06/2008, xếp hạng tiền gửi đồng ngoại tệ của ngân hàng được điều chỉnh xuống tiêu cực từ tích cực sau khi triển vọng về mức trần tiền gửi hạng B1 của ngân hàng Việt Nam được thay đổi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật