Mỹ: Sẽ rất tồi tệ nếu phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây chính phủ Mỹ đã áp đặt mức thuế mới lên các loại lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc, và như một động thái đáp trả, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành điều tra về việc bán phá giá các loại thịt gà nhập khẩu từ Mỹ. Sự căng thẳng này thực sự cần được xoa dịu khi mà chủ nghĩa bảo hộ gia tăng có thể làm tổn hại đến quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Mỹ: Sẽ rất tồi tệ nếu phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Ảnh minh họa
Kinh tế thế giới bắt đầu cho thấy những tín hiệu lạc quan về việc dần thoát khỏi cuộc suy thoái và giờ đây khả năng một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ có thể khiến thành quả của quá trình hồi phục trở nên vô nghĩa.

Washington vừa áp đặt mức thuế 35% đối với các loại lốp xe nhập từ Trung Quốc. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 26 tháng 9 tới đây.

Và gần như ngay lập tức chính phủ Trung Quốc đã ra một thông báo vào chủ nhật vừa rồi rằng sẽ tiến hành một cuộc điều tra về khả năng Mỹ xuất khẩu phá giá một số phụ tùng xe hơi và thịt gà vào thị trường Trung Quốc.

Đây hoàn toàn là một tin rất xấu. Việc hai bên đáp trả thương mại gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ tập đoàn sản xuất lốp xe GoodYear Tire & Rubber (GT, Fortune 500) và Cooper Tire & Rubber (CTB) mà còn tác động tiêu cực đến tương lai của tập đoàn chế biến xuất khẩu gia cầm lớn nhất nước Mỹ Tyson Foods (TSN, Fortune 500).

Nếu căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang và đẩy lên mức bảo hộ thương mại toàn cầu, ta có thể hiểu rằng đã đến lúc cụm từ phục hồi kinh tế trở nên quá xa vời và viển vông. Thâm chí đó còn có thể là một khởi đầu cho một cuộc suy thoái mới-điều đáng sợ hơn rất nhiều.

Trên phương diện khác, việc Nhà Trắng ban hành quyết định thuế mới là nhằm mục đích củng cố bộ luật thương mại hiện tại, giúp các nhà sản xuất lốp xe trong nước có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với lốp xe giá rẻ nhập từ Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại trong giao thương Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở lớn hơn trong nhiều năm gần đây và đạt mức đỉnh 268 tỉ đô la và năm 2008. Đó là điều thực sự khiến Washington lo ngại: Nếu nước Mỹ tiếp tục nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn những gì họ bán vào thị trường này, các công ty của Mỹ có thể mất hàng ngàn việc làm mỗi năm.

Keith Hembre, nhà kinh tế học của Quỹ First American Funds tại Minneapolis cho rằng: "Thật không bình thường khi chính phủ lại đứng về phía một số ngành công nghiệp để bảo vệ những người lao động của nước mình. Những hạn mức thuế mới sẽ không xảy ra nếu tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp hơn".

Nhưng nước Mỹ không thể duy trì được tỷ lệ thất nghiệp như trước đó, chính vì vậy việc áp đặt mức thuế mới trong quá trình suy giảm kinh tế hiện nay thực ra chỉ làm mọi thứ trầm trọng hơn mà thôi.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử phê phán chính sách thuế Smoot-Hawley năm 1930-chính sách đã đẩy mức thuế lên đến mức cao nhất trong lịch sử đã khiến cuộc Đại suy thoái 1930 trở nên tồi tệ hơn.

Bảo hộ mậu dịch là một ý tưởng tồi. Trong thời đại nền kinh tế đang được toàn cầu hóa, việc gây khó dễ cho đối tác thương mại thực sự là vô nghĩa.

Nhà kinh tế người Mỹ Kurt Karl cho rằng "Mọi người mong đợi việc hạn chế tối đa bảo hộ mậu dịch. Vì chẳng có mặt tích cực nào cho việc tăng thuế quan. Trong thời buổi khủng hoảng toàn cầu này, chúng ta cần hợp tác quốc tế chứ không phải là các biện pháp bảo hộ nhằm chống lại đối tác thương mại".

Một điều thực sự cần phải lưu ý rằng chính Trung Quốc là quốc gia nắm giữ nhiều nhất các khoản nợ trái phiếu phủ Mỹ với 776 tỉ đô la tính cho đến hêt tháng 6 năm 2009. Nếu Trung Quốc ngừng mua các trái phiếu này, hoặc tệ hơn là bán ra ồ ạt thì sẽ có một tác động nguy hiểm đến trá trị đồng đô la và tình trạng tài chính của Mỹ.

Michael Pento, nhà kinh tế học thuộc Delta Global Advisors-một công ty quản trị tài chính ở Mỹ nhận định "Một cuộc chiến thương mại sẽ gây tác hại vô cùng lớn cho Mỹ và kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải để nền kinh tế mở cửa và công bằng. Chủ ngân hàng của chúng ta hiện nay là Trung Quốc và sẽ không phải cách tốt nhất khi đối đầu với họ".

Ông Karl rất lo ngại về việc Trung Quốc sẽ bán ra ồ ạt các trái phiếu chính phủ Mỹ mà họ đã mua. Tuy nhiên, ông cho rằng Trung quốc sẽ tự bắn đạn vào chân mình bởi vì việc làm đó chỉ làm giảm giá trị khối lượng trái phiếu mà họ đang nắm giữ. Thêm vào đó, Karl cũng lo lắng về việc chính phủ TQ có thể trả đũa bằng cách tự họ sẽ áp đặt mức thuế khác cho các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và thậm chí sẽ trợ cấp chính phủ đối với các nhà sản xuất trong nước. Điều này làm cho thâm hụt thương mại sẽ lớn hơn.

Nhưng ít ra thì các nhà lãnh đạo của hai nước vẫn sẽ giữ bình tĩnh và không để cho tình trạng hỗn loạn xung quanh việc áp thuế lốp xe trở nên không thể kiểm soát và dẫn đến việc Trung Quốc và Mỹ áp đặt nhiều mức thuế quan đối với các hàng hóa khác.

Michael Strauss, nhà kinh tế học của Commonfund-công ty quản trị tài chính tại Wilton nói rằng sẽ không có chuyện lặp lại sai lầm của chính sách thuế quan Smoot-Hawley năm 1930.

Strauss tin rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều thừa hiểu bài học lịch sử của Smoot-Hawley và điều cuối cùng mà thế giới cần bây giờ chính là hai nền kinh tế lớn nhất thế  giới phải chuyển vấn đề của lốp xe và thịt gà sang một thứ khác mà có thể giúp kinh tế phục hồi. "Điều này khiến chúng ta liên tưởng về điều đã xảy ra 80 năm trước. Trung Quốc và Mỹ hiểu rằng họ cần nhau và sẽ là tốt hơn nếu đàm phán thay vì trả đũa thương mại."


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật