Syria là cơ hội để Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ ‘tỏa sáng’ tại sân sau của Nga

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo chuyên gia người Mỹ, hành động bất ngờ, tạo bạo của Nga tại Syria đã trao cho Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội cùng bắt tay, quyết tâm kiềm chế Nga tại sân sau của mình – khu vực Nam Caucasus.
Syria là cơ hội để Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ ‘tỏa sáng’ tại sân sau của Nga
Ảnh minh họa

Lý do hợp lý

Trong hơn một thập kỷ vừa qua, mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không phải lúc nào cũng "cơm lành canh ngọt".

Từ khi ông Recep Tayyip Erdogan trở thành Tổng thống, đảng Công lý và Phát triển (AKP) trở thành đảng cầm quyền, Thổ Nhĩ Kỳ dần nhích xa khỏi phương Tây.

Chính phủ hai nước thường khó đạt được sự đồng thuận chung trong những vấn đề đang nổi lên gần đây, trong đó có vấn đề ở Trung Đông.

Trong khi đó, Moscow luôn cố gắng lấp đầy khoảng trống này bằng cách tăng cường ảnh hưởng lên các quyết sách về đối ngoại của Ankara.

Ankara đang phụ thuộc khá lớn vào Kremlin về khí đốt, thương mại và thường tỏ ra khá lưỡng lự khi phải phải thách thức Nga về các vấn đề địa chính trị quan trọng, điển hình như việc từ chối cấm vận Nga theo đề nghị từ phương Tây.

Sau chuyến thăm Moscow hồi tháng 9, ông Erdogan, từ chỗ yêu cầu người đồng cấp as‌sad ra đi, đã có những phát ngôn mềm mỏng hơn nhiều.

Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự người Mỹ John R. Barnett, những sự kiện gần đây tại Syria có thể thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi đường hướng, thắt chặt quan hệ với Mỹ.

Trung tá John R. Barnett

làm việc tại Cơ quan Điều tra Đặc biệt của Không quân Mỹ (AFOSI), đồng thời là chiến lược gia về các vấn đề an ninh khu vực. Ông hiện đang là học giả thỉnh giảng tại viện Washington.

"Ông Erdogan có thể không muốn "hướng Tây", song sẽ có cùng mối quan tâm chung với Washington trong việc kiềm chế Nga", và vùng Nam Caucasus là một trong số đó.

Nga luôn coi vùng nam Caucasus (bao gồm Armenia, Azerbaijan, Georgia...) là "sân sau" của mình và cần phải nắm quyền kiểm soát tại đây.

Tổng thống Putin từng công khai khẳng định rằng sự tan rã của Liên Xô là một thảm họa, cũng như bày tỏ khó chịu với sự can thiệp của phương Tây vào công việc nội bộ của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Nga đã tiến hành mở rộng một cách có bài bản ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và quân sự tại Armenia, Gruzia và Azerbaijan, bởi nơi này có tầm quan trọng chiến lược với phát triển thương mại, năng lượng, chính trị, an ninh xuyên quốc gia với nước mình.

Việc Nga thiết lập sân bay gần sườn nam Thổ Nhĩ Kỳ và mới đây là vi phạm không phận nước này đã trở thành lý do để ông Erdogan xem xét lại mối quan hệ của mình với người đồng cấp Nga.

Còn với Ankara và Washington, khu vực này là cơ hội địa chiến lược cho quan hệ hợp tác trong hàng loạt các vấn đề, bao gồm thương mại, năng lượng cũng như liên minh an ninh chống tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hạt nhân và khủ‌ng b‌ố.

Nam Caucasus còn có thể trở thành điểm trung chuyển quan trọng đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Thổ Nhĩ Kỳ sang Trung Á vào thập kỷ tới.

Điều này đặc biệt cần thiết hơn trong bối cảnh hoạt động thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ với các nước láng giềng Trung Đông đang lung lay bởi các cuộc xung đột tại Iraq, Syria cũng như sự bất đồng với Iran về tương lai khu vực.

Chưa kể tới việc, nơi đây là nguồn cung quan trọng, giúp Ankara đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình.

Bởi thế, nếu tầm ảnh hưởng của Moscow tại Caucasus tăng lên thì Ankara nhiều khả năng sẽ buộc phải phụ thuộc hơn nữa và nguồn khí đốt và dầu mỏ do Nga kiểm soát.

Washington, Ankara có thể làm gì?

Theo ông Barnett, Washington cần phải có cách tiếp cận chủ động hơn nữa, với một chính sách ngắn gọn nhưng toàn diện, rõ ràng tại Nam Caucasus, thì mới kiềm chế được năng lực kinh tế và quân sự của Nga, đồng thời biến nó thành đòn bẩy cho Mỹ.

Lý do là bởi hiện nay, các nhà lãnh đạo trong khu vực này dường như vẫn còn khá mơ hồ về vị thế và chính sách lâu dài của Washington.

Các chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Tbilisi năm 2009, của bà Hillary Clinton, trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ năm 2010 và 2012 thiếu hụt cam kết cụ thể, vì thế mà tạo cảm giác xoa dịu Nga hơn là thúc đẩy mối quan hệ song phương khăng khít.

Ông Barnett nhận định, chính mối liên hệ khăng khít hơn giữa Mỹ và khu vực này sẽ tạo điều kiện cho các dịch vụ và đầu tư tư nhân giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là trong lĩnh vực mở rộng thăm dò nhiên liệu hóa thạch tại Azerbaijan và biển Caspian, gia tăng.

Như vậy, Azerbaijan và Georgia sẽ an tâm rằng, Mỹ không quên các nỗ lực chiến lược ở Afghanistan, Iraq và chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố toàn cầu.

Đặc biệt, Mỹ nên dọn đường để đưa Gruzia ra nhập NATO, bởi điều đó sẽ tăng cường cam kết song phương và thách thức Nga ngay trước cửa nhà mình.

CHUYÊN GIA MỸ JOHN BARNETT

Bằng cách tận dụng các cấu trúc sẵn có và khả năng tương tác, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể cản trở nỗ lực của Nga nhằm tăng cường ảnh hưởng trong khu vực.

Học giả người Mỹ lưu ý, chiến lược về ngoại giao cần đi kèm với việc biểu dương lực lượng.

Cụ thể, hai nước có thể tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn dưới danh nghĩa của NATO, trên nên tảng vững chắc là các cuộc tập trận do Mỹ dẫn dầu tại Biển Đen và Gruzia hay những cuộc tập trận giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Gruzia và Azebaijan mới đây.

Thêm vào đó, Ankara và Washington nên khai thác các lợi thế của mình về mặt quân sự.

Quyết định mới đây của Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép máy bay Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik của mình để đối phó những kẻ cực đoan IS ở Syria tuy còn hạn chế, song có thể tạo thuận lợi cho những nỗ lực chung lớn hơn nhằm ngăn cản chiến lược của Nga.

Ông Barnett gợi ý, Mỹ có thể triển khai F-22 và F-35 tới F-22 Incirlik, hỗ trợ cho các hoạt động tại Syria và tiến hành tập trận với không quân Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia hay Azerbaijan, củng cố cam kết của Washington và Ankara trong khu vực.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, nỗ lực tách Thổ Nhĩ Kỳ xa khỏi phương Tây của ông Erdogan có xu hướng giảm đi khi lợi ích an ninh cốt lõi của Thổ Nhĩ Kỳ đang bị đe dọa.

"Các động thái quân sự của Nga nhằm khôi phục vị thế cường quốc khu vực và toàn cầu đang khiến ông lo ngại. Ankara cần phải nhận ra rằng, mình không thể ngăn cản được điều này nếu không trở thành đối tác chiến lược của Mỹ như trong quá khứ.

Mặc dù có những ưu tiên toàn cầu khác, song Washington đang có cơ hội kiềm chế tham vọng của Putin với chỉ một khoản đầu tư khiêm tốn về nguồn lực, và Ankara nên là một phần của xu hướng diễn ra ở nam Caucasus”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật