Cứ tưởng béo bụng, ai ngờ ‘sở hữu’ khối u nặng 4,2 kg

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, bệnh viện đại học Y Hà Nội vừa phẫu thuật cho bệnh nhân đến từ Thanh Hóa khối u buồng trứng nặng 4,2 kg. bệnh nhân không hề biết có khối u, chỉ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe.
Cứ tưởng béo bụng, ai ngờ ‘sở hữu’ khối u nặng 4,2 kg
Bà Lân sau ca phẫu thuật.
Cứ nghĩ béo bụng...
Bà Vũ Thị Lân – 56 tuổi, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang nằm điều trị tại khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bà Lân vừa trải qua ca phẫu thuật được 2 ngày nên sức khỏe vẫn còn yếu. Cứ nghĩ đến khối u của mình, bà Lân rất bất ngờ. Nó không gây đau đớn hay nhức mỏi.

Bà Lân kể 20 năm trước, bà sinh con lần thứ 3, lúc ấy bị nhau cài răng lược nên phải cắt bỏ bán phần tử cung. Từ đó, bà không có kinh nguyệt nữa. Cách đây 10 năm bà có phát hiện u nang nước buồng trứng nhưng là u lành, bác sĩ bảo không cần phẫu thuật gì. Bà Lân cũng không lo lắm. Vài năm sau bà đi kiểm tra sức khỏe thấy không còn u nang nào cả.

Khoảng vài tháng nay, bà Lân thấy bụng to. Ai  cũng bảo bà béo bụng nên bà Lân càng chăm đi tập thể dục. Ngày nào bà cũng tập đều đặn nhưng bụng vẫn càng ngày càng to. Trong khi chân tay, mặt vẫn xương xương như thế. Ai cũng bảo bà béo bụng và bản thân bà cũng nghĩ thế. Bà Lân kể “Tôi không có biểu hiện gì, không thấy ra máu âm đạo hay triệu chứng đau đớn, mệt mỏi nào”. 

Gần đây, bà thấy tức bụng,bà bắt ô tô ra Hà Nội kiểm tra sức khỏe. Tại phòng khám số 1 của bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bác sĩ cho siêu âm ổ bụng, phát hiện bà có khối u buồng trứng rất to nên yêu cầu bà nhập viện làm phẫu thuật ngay. Bà Lân vẫn không tin rằng mình bị khối u cho đến khi bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u và đem một phần đi kiểm tra mô bệnh phẩm, bà Lân và người nhà mới tin.

Chị gái của bà Lân đang chăm sóc em gái cũng thấy bất ngờ “Sao khối u lớn thế mà không đau đớn, không có triệu chứng gì. Nhìn cứ tưởng béo lên nhưng càng ngày bụng càng to còn người vẫn gầy gầy như thế”.
Triệu chứng âm thầm

Phó giáo sư Nguyễn Quốc Tuấn – Phó trưởng Bộ môn Sản - trường Đại học Y Hà Nội là người phẫu thuật cho bệnh nhân Lân. BS Tuấn cho biết, sau 3 ngày phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân Lân đã hồi phục. Tuy nhiên, PGS Tuấn cho biết kết quả như thế nào còn chờ xét nghiệm tế bào học.

bệnh nhân Lân đã cắt tử cung bán phần và một bên buồng trứng phải. Khi bệnh nhân đi khám, các bác sĩ phát hiện u buồng trứng khá to. Đó là nhầy bên buồng trứng trái. Trên bệnh nhân lớn tuổi đã có vết mổ cũ nên các bác sĩ phải thận trọng xem có tế bào ác tính hay không. Vì là u nhầy nên bác sĩ rất e ngại, nếu u nhầy bị vỡ trong ổ bụng sẽ rất nguy hiểm. Bác sĩ Tuấn cho biết lâu dài các khối nhầy có thể phát triển thành các khối u khác nhau. Khi bị u nhầy không nên cố chọc hút trong ổ bụng mà cần phải cắt gọn.

Bác sĩ đã kiểm tra gan, lách các nộ‌i tạn‌g trong ổ bụng không có gì bất thường. PGS Tuấn cho biết về bệnh lý u nang buồng trứng gặp ở mọi lứa tuổi, triệu chứng âm thầm, thường phát hiện tình cờ. Bác sĩ Tuấn khuyến cáo mỗi năm chị em phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe sản khoa 1 lần.

U nang buồng trứng cần xác định u nang phải mổ hay không. Đối với nang cơ năng phải siêu âm lúc người phụ nữ mới sạch kinh nguyệt xong. 

Còn nang thực thể không có phương pháp điều trị gì ngoài phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ dựa vào người bệnh, đặc biệt là những người có ở độ tuổi sinh đẻ để quyết định bóc nang hay cắt bỏ. Trường hợp thứ 2 là phải cân nhắc đến kích thước của khối u để quyết định có cắt bỏ không. Bác sĩ Tuấn cho biết, ở phụ nữ trẻ, các bác sĩ đều cố gắng bảo tồn buồng trứng cho họ. Khi phẫu thuật bác sĩ bằng mọi cách chỉ bóc khối nang, giữ lại buồng trứng. Còn những bệnh nhân lớn tuổi như bệnh nhân Lân, khối u to choán hết cả ổ bụng, bác sĩ đã quyết định cắt bỏ khối u.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật