Bệnh nhi nhập viện kỷ lục: 4 cháu chung 1 giường

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịch chồng dịch, khiến cho bệnh nhi ồ ạt nhập viện, cảnh tượng quá tải ở các bệnh viện nhi TP.HCM diễn ra kinh hoàng. Các bệnh viện nhi đã bung hết công suất có thể nhưng vẫn không thể đáp ứng một lớn lượng lớn bệnh nhi đông kỷ lục, chưa từng có trong hơn 10 năm qua.
Bệnh nhi nhập viện kỷ lục: 4 cháu chung 1 giường
bệnh nhi nằm dày đặc lối đi của khoa sốt xuất huyết, bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
Hơn 9 giờ ngưng lấy số thứ tự khám bệnh
Những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10, toàn bộ các bệnh viện nhi ở TP.HCM đang phải gồng mình bằng nhiều hình thức khác nhau vì quá tải bệnh nhân.
Ngày 5.10, chúng tôi có mặt tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM. Các khoa hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng của bệnh viện này bệnh nhi nằm tràn khắp hành lang. Nằm nép bên hông hành lang phía dưới tầng trệt của khoa Nội Tổng quát 1, chị  Hồng ( ngụ ở Bình Dương) cho biết, con gái chị-cháu Thủy (4 tháng tuổi) đã 2 bị viêm phổi phải nhập viện. Mấy ngày qua, cháu thỉnh thoảng cũng có ho, đầu thì hầm hầm, chứ không sốt cao, gia đình đưa tới khám bác sĩ nói viêm phổi, yêu cầu nhập viện.
“Phòng thường thì nằm chen chúc nhau 3, 4 cháu/giường; còn phòng dịch vụ thì không còn giường. Tính kiếm chỗ nào ngoài hành lang gần khu vực khoa để cháu nằm tiện mỗi sáng đưa đến bác sĩ thăm khám và tiêm thuốc, nhưng ở khu vực hành lang ở khoa không còn chỗ để trải chiếu cho cháu nằm nữa, đành phải xuống dưới đây nằm. Mỗi sáng bồng cháu lên cũng hơi xa, nhưng đành vậy chứ biết làm sao”, chị Hồng phân bua.

Các giường bệnh đều chật chín bệnh nhi  

May mắn hơn chị Hồng, anh Hùng (ngụ ở huyện Bình Chánh, TP.HCM), “xí” được 1 góc nhỏ của hành lang khoa sốt xuất huyết, bệnh viện Nhi đống 1 để con trai mình – cháu Tuấn (13 tháng tuổi) nằm điều trị.

Dù phải liên tục cầm quạt giấy quạt xoành xoạ‌ּch, nhưng anh Hùng vẫn cứ liên miệng nói: “Được như vậy là may mắn rồi anh ơi! Nhiều người còn không có được nơi hành lang đàng hoàng để nằm đâu. Không biết sao trẻ nhập viện ở đây đông quá”, anh Hùng nói.
Trong khi đó, bệnh nhi đến khám đông đến nghẹt thở, không còn lối đi để có thể đưa các bệnh nhi vào làm xét nghiệm cận lâm sàng. bệnh nhi và người nhà ngồi trên ghế không đủ tràn ra cả lối đi, ngồi la liệt chờ khám bệnh. Mọi con đường đi gần như đóng kín. Người vào không còn một chỗ chen chân, một không khí ngột ngạt đến nghẹt thở.
Mới hơn 9 giờ sáng, các nhân viên y tế ở đây đã thông báo, ngưng lấy số thứ tự. Những người chưa kịp lấy được số thứ tự phải quay về, ngày hôm sau đến lấy tiếp. Nhưng dòng người vẫn cứ chen lấn nhau trong cái nắng nóng toát mồ hôi, mặc cho những đứa trẻ la khóc vì nóng bức, chật chội. 
Bước ra khỏi dòng người chờ đợi, chị Tịnh (ngụ ở Đồng Tháp) bần thần ẵm đứa con trai hơn 28 tháng tuổi ra về tặc lưỡi: “Sao bệnh nhi hôm nay đông quá vậy, khám gì mới bây giờ đã ngưng không lấy số thứ tự nữa”.
“Tui đưa cháu lên bệnh viện Nhi đồng 1 khám nhiều lần, cũng có không ít lần phải nhập viện, nhưng chưa khi nào đông dữ vậy. Khám trong buổi là xong, nếu có xét nghiệm gì phải chờ kết quả mới kéo dài sang buổi chiều”, chị Tịnh tỏ ra bất ngờ.
Huy động bác sĩ khám lúc nghỉ trưa
TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh- Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng quá tải nghiêm trọng trên là do giữa lúc các bệnh về đường hô hấp và bệnh sơ sinh đã tăng mạnh ở những tháng trước đó chưa giảm xuống, các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết lại tăng lên theo mùa. 
Nếu như ở những ngày đầu tháng 8, số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện mỗi tuần khoảng 40 bệnh nhân, đến đầu tháng 9 khoảng 70 bệnh nhân/tuần, đến những ngày cuối tháng 9 vừa qua lên đến 110 bệnh nhân/tuần; đối với bệnh tay chân miệng còn tăng kinh khủng hơn. Ở những tuần cuối tháng 8 khoảng 75 bệnh nhân nhập viện mỗi tuần, đến đầu tháng 9 mỗi tuần có  khoảng 150 bệnh nhân nhập viện và đến hiện  nay đã lên đến trên 300 bệnh nhân nhập viện mỗi tuần.
Chỉ tính riêng trong tháng 9 vừa qua đã có 450 ca sốt xuất huyết phải nhập viện, trong đó có 120 trường hợp bị nặng, đặc biệt đã có 3 trường hợp t‌ử von‌g. Riêng bệnh tay chân miệng có đến 680 trường hợp nhập viện, trong đó có hơn 10 trường hợp bị nặng ở cấp độ 3, 4.

Không còn chỗ nằm, người mẹ trẻ này phải máng võng để con nằm.

“Điều đáng nói, số bệnh nhân nội trú trong những tuần gây đây liên tục nằm ở mức trên 2.000 ca. Trong ngày hôm nay (5.10) có đến 2.099 bệnh nhi đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Đây là con số cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua mà bệnh viện này chưa từng gặp. Trong những năm qua, dù là đỉnh dịch hay dịch chồng dịch cũng chưa bao giờ đạt mức 2.000 bệnh nhi điều trị nội trú”, ông Minh cho biết.

Dù biết rằng quy luật của dịch bệnh thường tăng vào những tháng cuối năm , nhưng bác sĩ Lê Thị Bích Liên- Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng 1 cũng không ngờ năm nay lại tăng khủng khiếp đến như vậy khiến bệnh viện không kịp trở tay.
Bà Liên cho biết, năm nào cứ đến cuối năm, bệnh viện đều xây dựng kế hoạch giảm tải. Trung bình số bệnh nhân đến khám mỗi ngày khoảng 5.000, bệnh nhân nhập viện khoảng 1.500 hoặc 1.600, trong khi đó, số giường bệnh của bệnh viện khoảng 1.400 giường. Trong kế hoạch bệnh viện đưa ra thường vượt khoảng 120%. 
Dù giường nội trú trong kế hoạch là 1.400 giường nhưng từ đầu năm đến nay bệnh viện cơi nới, mở rộng thêm được 150 giường để giảm số bệnh nhi nằm ghép.
bệnh viện cố gắng tận dụng những hàng lang để sơn sửa, quét vôi, che chắn, bố trí thêm lang để chống nắng, chống gió và bố trí thêm quạt để cho bệnh nhân nằm ở hành lang trong giai đoạn cao điểm của bệnh.
Đặc biệt, bệnh viện cũng tăng số giường phòng cấp cứu lọc bệnh  từ 8 giường năm ngoái lên 20 giường hiện nay. Trong mỗi tháng tại phòng lọc bệnh này tiếp nhận từ 4.000 đến 4.500 lượt bệnh nhân được khám, lọc bệnh và xử lý ở tại chỗ cho về trong ngày không phải nhập vào khu nội trú.
Như vậy, mỗi tháng bệnh viện cũng giảm khoảng 5.000 bệnh nhân nhập viện nội trú. Tuy nhiên, tất cả những điều đó vẫn như “muối bỏ bể” trước tình trạng bệnh nhân nhập viện như nước vỡ bờ.

Những trẻ có được chỗ nằm hành lang như thế này đã là may mắn.

“Nếu ở những tuần trong tháng 8 thì số lượng bênh nhi đến khám và điều trị bệnh vẫn còn nằm trong kế hoạch, nhưng đến tháng 9 và những tuần cuối tháng 9 tình hình bệnh nhi đến khám và điều trị nội trú đã vượt xa kế hoạch dự định”, bà Liên nói.

Trước tình hình đó, không còn cách nào khác, trong những tuần vừa qua bệnh viện  này phải tăng số lượng bàn khám ở các khoa khám bệnh, mỗi ca tăng khoảng 5 đến 10 bàn khám. Riêng trong buổi sáng khoảng thời gian từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 30 (giờ nghỉ trưa của nhân viên y tế), bệnh viện huy động đội bác sĩ, điều dưỡng đến khám ngoài giờ để tăng cường tiếp nhận bệnh nhân đến khám buổi sáng.
“Bài toán giảm tải bây giờ đối với bệnh viện thật sự rất nan giải. Chúng tôi kêu gọi những bệnh nhi không thật sự nặng gia đình nên đưa đến khám, điều trị tại các bệnh viện địa phương. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần tăng cường chăm sóc,  bảo vệ trẻ kỹ hơn, nhất là vào mùa dịch bệnh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ để hạn chế mắc bệnh”, bà Liên chia sẻ.
Xem Thêm: Hà Nội: Trẻ nhập viện tăng đột biến | VTC
//

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật