Vì sao V-League không hay, nhưng người Nhật xem nhiều?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những năm gần đây, nhất là mùa bóng 2015 này, những người Nhật, phóng viên Nhật có mặt ở Việt Nam rất nhiều. Họ đến đưa tin về giải đấu, họ là những người bạn của HLV trưởng đội tuyển quốc gia Toshiya Miura. Trận chung kết Cúp Quốc gia trên sân Bình Dương có không dưới vài chục người Nhật đến dự khán và hành nghề như những phóng viên thể thao.
Vì sao V-League không hay, nhưng người Nhật xem nhiều?
HLV Toshiya Miura
Vì sao một giải đấu chất lượng không cao nhưng lại thu hút người Nhật đến vậy? 
Không riêng gì bóng đá Việt Nam, bóng đá Đông Nam Á người Nhật đang quan tâm và sẵn sàng đưa nhân sự sang giúp đỡ và các CLB Nhật thì đang săn lùng các tài năng trẻ Đông Nam Á về các đội J-League đá.
LĐBĐ Nhật (JFA) đã hợp tác với LĐBĐ Singapore (FAS), Malaysia (FAM), Indonesia (PSSI)… Trình độ bóng đá Nhật không bằng Anh, Đức, nhưng người Nhật miệt mài học tập từ cách làm bóng đá của 2 nước này. Các ngôi sao của Nhật cũng sang Đức sang Anh… Ý đá thuê và thế là các giải châu Âu như Serie A, Bundesliga, Premier League…tràn ngập trên bóng truyền hình Nhật cuối tuần.
Và cũng từ đó rất nhiều hợp đồng kinh tế phát sinh, quảng cáo và cả những hợp đồng “bom tấn” ra đời. Chẳng hạn như sau khi Chelsea góp công rất nhiều đưa những sản phẩm điện tử thông minh Samsung của Hàn Quốc lên ngôi tầm thế giới thì sau đó thương hiệu mạnh của Nhật thay vào là lốp xe Yokohama trên ngực áo nhà vô địch Anh…
Cả lục địa châu Âu dân số cũng chỉ tương đương Đông Nam Á, rất mê bóng đá, cuồng nhiệt bóng đá, lại là khu vực có nền công nghiệp không tiên tiến, nền bóng đá không giỏi mà bóng đá Nhật thì rất giỏi, công nghệ Nhật thuộc hàng đầu thế giới thì không lý do gì người Nhật không đến Đông Nam Á thực thi “quyền lực mềm”. 
Ngày trước khi Công Vinh sang đá cho đội J- League 2 Hokkaido Sapporo lập tức sóng truyền hình J-League phủ ở Đông Nam Á. Và nếu như phi vụ Công Phượng của HAGL thực thi trót lọt thì nhất định lần này sóng J-League sẽ “hot” hơn và phủ ở Việt Nam tất nhiên kéo theo nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp đã và đang phát triển mặt hàng tại Việt Nam. 
Người Nhật rất kiên trì từ năm năm trở lại đây, họ đã gửi nhiều tuyển trạch viên đến Đông Nam Á săn lùng tài năng rồi đưa về các CLB Nhật (J-League 2) thi đấu nhưng hầu hết không thành. Chẳng hạn như tiền đạo con lai Irfan Bachdim mang hai dòng máu Hà Lan - Indonesia của tuyển Indonesia sang J-League  bất thành, vài tuyển thủ Indonesia sang cũng thất bại quay về, tương tự như thế là các tuyển thủ Malaysia. Nhưng người Nhật xoay không được kiểu này thì xoay kiểu khác, giúp Đông Nam Á phát triển bóng đá theo kiểu Nhật.
Khu vực châu Á cũng có nền bóng đá nhiều, giải vô địch phát triển, nhưng bóng đá Nhật là quy củ nhất và người Nhật lại bắt đầu học hỏi kiểu bóng đá Anh, bóng đá Đức theo một cấp độ mới. Người Anh, người Đức nói riêng và châu Âu nói chung thuê tuyển thủ Nhật thì sóng truyền hình của các giải châu Âu ngập tràn ở Nhật. Còn bây giờ đây người Nhật đang áp dụng cách thức đó là bóng đá Đông Nam Á. “Quyền lực mềm” của bóng đá Nhật đang ảnh hưởng đến Đông Nam Á.
Bóng đá Việt Nam có HLV trưởng người Nhật và lãnh đạo của bóng đá Việt Nam thì đang muốn học hỏi kiểu bóng đá Nhật. Các CLB Nhật cũng đang săn lùng các tài năng của bóng đá Việt Nam. Và hơn hết là thương quyền của đội tuyển Việt Nam đã bán hết cho công ty Nhật. 
Người Nhật muốn “xây” thương hiệu bóng đá Việt Nam tại Nhật qua một mục tiêu lớn hơn bóng đá Nhật sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến Đông Nam Á.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật