Muôn kiểu tiền trường

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lệ phí thi tốt nghiệp 500.000 đồng/lần, đóng học phí trễ bị phạt theo tỉ lệ... Sinh viên đang khốn đốn với những khoản thu vừa lạ lại vừa cao do các trường đưa ra.
Muôn kiểu tiền trường
Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch học nhóm. Mức thu học phí hệ chuyên tu của trường này rất cao: 30 triệu đồng/năm

Quay về trường chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp lần hai, T. cùng nhóm bạn Trường CĐ Công nghiệp thực phẩm TP.HCM giật mình với thông báo của trường. Trong thông báo này, mức lệ phí tốt nghiệp tăng lên rất nhiều so với năm học trước.

Tăng theo biến động giá cả

Học phí “đón đầu”

Thông báo tuyển sinh ĐH hệ y tập trung bốn năm (chuyên tu) năm 2009 của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đưa ra mức học phí lên đến 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trường còn yêu cầu các thí sinh dự lớp luyện thi “để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đồng nhất mặt bằng kiến thức”.

Lớp luyện thi này kéo dài hơn một tháng và thí sinh phải đóng 1,2 triệu đồng. Những thí sinh dự tuyển hệ đào tạo theo địa chỉ, mức học phí này lên đến 3,5 triệu đồng/thí sinh.

Giải thích về mức học phí trên, nhà trường cho rằng toàn bộ học viên trúng tuyển hệ này không thuộc diện chỉ tiêu ngân sách nhà nước cấp nên phải đóng góp kinh phí đào tạo. Tổng mức đóng góp trên tương đương chi phí đào tạo hằng năm. PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết học phí này được xây dựng dựa theo đề án xin hỗ trợ kinh phí đào tạo hệ chính quy đang... chờ phê duyệt. PGS Bỉnh nói: “Trường quyết tâm nâng cao chất lượng đào tạo với rất nhiều nội dung khác nhau như: xây dựng thêm phòng thí nghiệm, thực hành, thuê giảng viên... Vì vậy, trường đã làm đề án xin TP hỗ trợ kinh phí đào tạo mỗi sinh viên chính quy khoảng 20 triệu đồng. Chiếu theo quy định, hệ đào tạo không chính quy được thu không quá 150% học phí hệ chính quy, trường định ra mức thu 30 triệu đồng/sinh viên”.

Trong khi đề án hỗ trợ kinh phí đến nay vẫn chưa được duyệt thì ngày thi tuyển đã đến gần. Nhiều khả năng nếu trúng tuyển các tân sinh viên hệ tập trung bốn năm sẽ phải đóng học phí như thông báo, nghĩa là cao gần gấp ba lần các khóa trước.

Theo đó, những sinh viên CĐ chính quy các khóa 04, 05, sinh viên liên thông khóa 02, CĐ tại chức khóa 03, 04 không đậu tốt nghiệp trong các kỳ thi tốt nghiệp lần đầu hoặc còn nợ môn không được thi tốt nghiệp đã trả nợ xong phải đóng 500.000 đồng để dự thi tốt nghiệp.

Nhà trường đưa ra cảnh báo: “Đây là lần tổ chức thi cuối khóa cuối cùng cho các sinh viên thuộc diện trên. Nếu không đăng ký để thi lần này, mọi khiếu nại về sau với bất kỳ lý do gì nhà trường sẽ không giải quyết”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những sinh viên thi tốt nghiệp lần thứ nhất từ năm học này cũng phải đóng mức lệ phí thi như trên. Trong khi những năm học trước, lệ phí thi tốt nghiệp chỉ ở mức hơn 300.000 đồng/sinh viên. Giải thích sự việc này ông Đoàn Lê Ngọc Phi Lân, phụ trách phòng đào tạo nhà trường, cho biết mức thu này được thực hiện căn cứ trên quy chế chi tiêu nội bộ đã được hội nghị cán bộ công nhân viên chức nhà trường thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-3-2009.

Theo ông Lân, số tiền 500.000 đồng đã được tính toán sát sao cho tất cả các khoản như trích cho nhà trường 30%, trích cho các phòng, khoa... “Trường cũng đã tính toán dựa trên hàng loạt biến động giá cả trong thời gian qua, tăng thù lao cho giảng viên...” - ông Lân giải thích thêm.

Tại Trường ĐH T, dù là trường công lập nhưng cũng có nhiều khoản thu khiến sinh viên phải khốn đốn. Trong đó có một khoản thu gọi là “học phí tốt nghiệp”. Khoản này được trường chia thành hai loại. Mỗi loại như thế khoảng 500.000 đồng. Với những sinh viên làm khóa luận phải đóng gần 1,4 triệu đồng gọi là học phí làm khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên làm khóa luận bằng tiếng Anh, những khoản thu này cao gần gấp ba lần. Dĩ nhiên, những sinh viên này vẫn phải đóng thêm lệ phí tốt nghiệp khi nhận bằng. Một trường ĐH công lập lớn khác cũng đưa ra mức thu lệ phí tốt nghiệp lên đến 800.000 đồng/sinh viên.

Thu tiền kiểu... kinh doanh

Riêng đối với Trường ĐH Bình Dương, sinh viên còn khốn khổ hơn. Trường này ra thông báo thành văn bản hẳn hoi: nếu đóng học phí trễ dưới 10 ngày sinh viên chịu phạt thêm 3% học phí, dưới 20 ngày tỉ lệ này tăng lên 5%, chậm đến 30 ngày phải nộp thêm 8% và nếu chậm trên 30 ngày sinh viên đóng thêm 10% cho mỗi tháng chậm trễ của mình.

Đáng chú ý, trường này còn có cách tính học phí rất... “kinh doanh”, theo kiểu “mua trước được rẻ”. Theo cách tính toán này, học phí năm học 2008-2009 của sinh viên ĐH hệ vừa học vừa làm các ngành điện - điện tử, xây dựng, tiếng Anh nếu đóng một lần học phí là 5,2 triệu đồng. Thế nhưng, nếu sinh viên nào đóng hai lần, học phí sẽ nâng lên thành 2,8 triệu đồng/lần đóng, tương đương 5,6 triệu đồng/năm.

Tương tự, các ngành này ở hệ văn bằng hai cũng chịu chung số phận. Thậm chí cả hệ đào tạo chính quy của trường cũng bị tính theo một phương thức rất “kinh doanh” như thế. Trong đó, học phí một năm học các ngành điện - điện tử, xây dựng, công nghệ sinh học là 6,5 triệu đồng. Nhưng nếu sinh viên nào đóng hai lần, mỗi lần đóng sẽ là 3,8 triệu đồng, tương đương 7,6 triệu đồng/năm.

Ở bậc CĐ, mức chênh lệch giữa đóng một lần và hai lần còn cao hơn, lên đến 500.000-600.000 đồng. Đây là khoản chênh lệch khá vô lý và chỉ có ở Trường ĐH Bình Dương. Số tiền chênh lệch này liệu có phải là học phí hay một cách tận thu của trường?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật