Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sách “Có một phố vừa đi qua phố” là tập hợp thơ và văn, các đoạn viết ngắn của Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Sách khoảng 240 trang, do Nhã Nam liên kết với NXB Hội Nhà Văn ấn hành.
Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố
Ảnh minh họa

Mời các bạn đọc một số mẩu truyện trong sách này. Ai nghiêm túc chớ có cau mày: đây là chuyện của các thanh niên-họa sĩ. Mà xét cho cùng, tuổi thanh niên sôi nổi nào chẳng có yếu tố “láo lếu” đi cùng, trừ phi lâu quá, bạn đã quên…

Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố

“Ta bên nhau trên phố của bao người

Bao ân tình vừa đi qua phố

Có một phố vừa đi qua phố!

Có một người lắng phố, bên em.”

Chương 1
Gió từ Nguyên (Chân dung nhà văn 12) Lê Minh Hà

Tôi là người đến muộn. Với chữ của Đinh Vũ Hoàng Nguyên.

Thì biết làm sao. Là đàn bà, lại còn sắp cán đích già, chắc chắn là khó tính. Một cái avatar trên mạng: nào kính đen, nào khăn xếp, nào môi tím lưỡi đỏ, cái tên chủ nhân đọc đã đoán là quá trẻ so với mình, dễ gì hấp dẫn nổi tôi ngay.

Vậy mà đọc thì khó dứt.

Đinh Vũ Hoàng Nguyên có quá nhiều người biết và ngưỡng mộ. Vào blog laothayboigia, hay vào nhà Nguyên ở facebook, có cảm giác đem in thì lời bình về các bài viết của chủ nhân khéo nhiều lần dài hơn chính các bài viết ấy. Đinh Vũ Hoàng Nguyên chỉ quăng một status thôi là kéo giật được bao nhiêu người nhào vào đọc, rồi bình. Cứ nghĩ đến chuyện mình mang hết góc nọ góc kia của cõi lòng của miền tâm cảm bày ra trên mạng mà thiên hạ coi như nước ao bèo không thèm ném cho hòn sỏi, đọc thống kê lượng người vào thăm nhà Nguyên, khéo buồn khéo tủi khéo ghen.

Quả trên mạng chưa thấy ai có được những status hài hước thế. Đây không hẳn là cái duyên, giỏi nhìn ngó và biết kể, mà là hẳn một kiểu tư duy, không thể nào bắt chưc được.

Nguyên, trong những status hay entry, tưởng bỗ bã, suồng sã, tợn tạo, tục nữa, nhưng đằng sau những dòng chữ ngắn ngủi là một bầu tâm cảm trước thế sự xa gần, trong tư cách một công dân, nhưng trên hết và sau cùng, là ý thức làm người. Đọc, biết người viết yêu cuộc đời này lắm, thương cuộc đời này lắm, văng tục vào mặt đời cũng vì một sự biết yêu biết thương này.

Chương 2
Câu vọng cổ

Anh chèo đò ngang, ngược dòng câu vọng cổ

Câu hát đổ làm sóng vỡ đò anh

Con sông mênh mông… nguồn xa…

em mỏng mảnh

Anh lỡ nhịp rồi!

nốt lặng có người không?

Lời chưa hết cùng em

Em nhỉ! Mình như gió lá

Em rung rinh là khi gió

Em xào xạc nói hộ lời của gió

Em nín thinh lúc giận gió vô tình!

Em cãi: Không! Không! Em là khánh

Để reo ca khi anh đến trong đời…

Cơn mưa pha màu

Có một cơn mưa pha màu lạ lắm

Cơn mưa đêm… rơi trong mùa thu…

Em vén tóc qua mưa

Vầng trăng lam trên trán

Em đong mưa trong mắt

Ta đong em trong

Cơn mưa rơi trong mùa thu

Cơn mưa vàng thâm mưa lá

Ta đâu có trên đoàn thuyền em thả

Đang giăng buồm hướng tuổi thơ hoa.

Áo em dính vào cơn mưa

Áo trắng quá mưa thì nghịch ngợm

Má em ửng hồng tia nắng chớm

Ta biết lỗi rồi! Thôi bỏ mắt trong mưa.

Đêm lạnh se

Em chợt bế cánh sẻ gầy trú lạc

Đốm môi cố cháy xua cơn ngơ ngác

Ta bỗng gặp một màu chưa biết gọi bằng tên!>

Tia chớp xanh giấu hút tiếng sấm rền

Mắt em bâng khuâng thoảng màu lục bảo

Nơi nguồn sáng, em ơi, là giông bão

Thu dịu hiền đâu hẳn đã bình yên!

Ta ủ lại tay em

Để ngầm trao một nốt mưa màu tím

Em ơi!… em nhớ…

Mưa tạnh rồi! Em nhé… đừng buông!

Có một cơn mưa pha màu lạ lắm

Cơn mưa trong veo, mưa đêm mùa thu…

Nhưng em ơi, có chắc em giấu nổi?

Chương 3
Em ơi, ngồi lại đây!

Bến xe điện xưa - anh vẫn quen gọi là Ga Hoa s

Hai mươi năm trôi…

Tiếng chuông rụng thành rêu trong kẽ ngói.

Những bóng người bước vội

Đâu kịp nhìn hoa bay…

Rồi ai sẽ ôn câu chuyện hôm nay?!

Thành phố cấm rồi, gánh hàng rong đã vắng

Lối quen xao xác trắng

Vụn tiếng rao còn thắc thỏm giữa tâm hoa.

Những khoảng rỗng trong đời khi bẩt chợt nhận ra

Nghe vô thanh nhói lòng len lỏi

Vừa nhủ: lãng quên đâu hẳn là tội lỗi!

Bỗng gặp mảnh hồn hoa cũ rây mưa.

Trong tranh anh sắc phố tươi hơn

Trên mái mái xưa màu thêm th>Những bông sấu li ti đơm nhầm bao chấm lặng (…)

Câu chuyện kể em nghe… ngắt đoạn… bỗng thêm dài!

Nơi vòm hoa he hé ánh mai

Mi em đan vòm hoa

trong vắt

Anh chợt gặp

Chú bé thuở nào thập thò sau gốc sấu

Ai nhỉ?... trốn tìm trong đáy mắt em.

Có một dòng sông

Bãi bồi xanh mướt ngô non là khuôn mặt em

Nổi giữa dòng sông tóc

Bãi bồi ngủ trong lòng anh

Dòng sông tóc em cũng đổ về lòng anh dịu dàng cửa biển

Em ngủ cho ngoan… à ơi… ngoan giấc

Bãi ngô non có vầng trăng mọc

Em thức… à ơi… cơn mơ em đọng

Cửa biển lòng anh vẫn rợi bóng trăng.

Gió đã đẫm bao ngày trời động

Những chân đá đứt lìa giữa sóng

Cơn giông xa xô xác xác tàu

Anh về náu tóc em hiền hậu

Khi sóng lặng là khi có thể nhìn sâu.

Chương 4
Sau bài ca

Mặt trời lặn trên triền sông

Mặt trời lặn trong bờ mi

Dòng sông đỏ màu tím

…!

Tay không thể trao tay, tay tự lần đếm ngón

Đã mấy mùa nước ngập dấu bồi xưa?

Em hát đi…

Bài hát cũ chẳng làm đau ai nữa.

Đã phai mùa nước phủ gót phù sa!

Mặt trời đỏ rưng rưng bài ca

Mặt trời đỏ long lanh bờ mi

Anh đông sững như đêm giữa hai vầng chưa lặn.

Em ngại hoàng hôn động giấc

Những giọt mặt trời, em lặng

trả

v>sông.

Những nốt mùa đông

Quàng khăn đi em…

Tuổi mùa cũ đã dày theo thếp lá

Tiếng khúc khích em cười không tan trong cơn giá

Như nốt vút dương cầm lơ lửng vỡ chùm hoa.

Anđecxen - trang sách cũ mở ra

Cô bé bán diêm

Chết đêm mùa đông xứ tuyết.

Giọt nước mắt tuổi thơ anh lau vội quá

Giờ soi mình trong giọt nước mắt em.

Cũng một góc mùa đông khi thành phố gi

Có người đàn bà xếp bóng mình trong tối

Ánh đèn cao áp sáng

Nỗi bẽ bàng lặng thêm.

Nghe đi em!

Bài ca người đàn bà hát

Về những tình yêu đàn ông

Mà mới sau đêm chỉ còn tro ấm hổi

Về những lời thề chẳng bao giờ phải gỡ

Khi mảnh lòng ai buộc bởi nhánh mưa.

Trong bài ca không có ngày xưa

Và ngày mai là mùa đông kéo cửa.

Nốt nhạc gầy

Nốt nhạc không bay

Nốt nhạc mắc vào trong tóc

Người đàn bà tự khi nào… thôi hát

Nốt lặng chúng mình bên khoảng lặng bài ca

Chương 5
Em hồn nhiên cho phố hồn nhiên

Tóc phả mái>

phai phai nắng ngói…

Thân thương quá!

lòng sao chợt hỏi

Phố của mình có nối… phố trong em?

Sau lưng tình ta

Một đời ngâu chưa sống hết cho ngâu!

Hoa mãi nụ, nên mùa thu quên biết

từng bông

từng bông

trần gian, chẳng động

Ngâu buông… trên ngưỡng mùa thu.

Trong những thầm mong đã sẵn có em

Mà em đến vẫn như điều bất chợt

Miền thơm thảo bên đời, đâu ai biết

Em đợi cuối làn hương, trên ngưỡng mùa thu.

Và ngâu đã thôi nụ từ em

Hoa đến nở tình ta lặng lẽ

Nụ cười hoa ngâu là bông môi em khẽ

Hương nắng thở giữa lòng anh rất nhẹ

Em dịu dàng chẳng động trần gian.

Vẫn biết ngâu sắp cạn thời hương

Bên kia gió rồi em sẽ vắng

Khi ta yêu hồn nhiên thì trần gian chẳng động

Anh sẽ nếm môi ngoan ngâu nụ

Em chẳng tính đời mình nơi cuối đời hương.

Hôm em lau nhanh bờ môi

Giọt khẽ, tình ta riêng biết!

Anh chẳng gọi. Em không ngoảnh lại.

Cuối đường… xác nắng trong hoa.

từng bông

từng bông

trần gian, rất khẽ

Sau lưng tình ta…

Hoa đầu nôi

Em sinh

Vài ngày sau, mẹ mất.

Bà ru em ngủ

Cái cò cái v

Đậu vành tang nôi.

Mẹ chắt cho em cuộc đời

Mà chẳng kịp

chắt

cho em

dòng sữa.

Khói hương trắng mảnh

Chẳng bay về trời

Làn hương thở nhẹ

Quanh vầng trăng nôi.

Bà hái cho em chùm hoa

Em nắm rung rinh

một chùm chuông nụ

Chương 6
Bi hôm qua

Ba đọc câu chuyện về đồng bào mình - những huyết cầu[1] Tổ quốc.

máu lại tuôn… xô dập, mảnh ván tàu…

Con ơi

Ba sẽ kể con nghe

Câu chuyện những ngư dân

Đang hóa thân thành hồng cầu[2]

để Trường Sa, Hoàng Sa

Vẫn là thịt trong huyết hình

Con phải khắc tâm

Câu chuyện những bạch cầu[3]

là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa.

là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa.

Những con số sẽ không là con số

Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4000 năm.

Mỗi con đường - mạch máu đất nước mình

Vết thương đạn bom vừa yên trong đất

Vọng phu còn trên nét mặt mồ côi.

Nhưng những mũi tàu vẫn xẻ trùng khơi

Nơi sóng rẽ cũng là nơi máu chuyển

Và trong mỗi người Việt mình có mạch máu nối liền với biển

Mạch máu này con phải thấy bằng tim

Nếu một ngày sóng n cường lên

Giữa lòng Việt bốn nghìn năm cũng dậy.

Thứ lỗi cho ba

Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên!

Kẻ thù lăm le cướp biển nước mình

Đất nước bốn nghìn năm trên sóng.

Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng…

Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.

Một ngày

Khi con nếm trên môi,

Con sẽ thấy máu mình vị mặn.

Bởi trong máu luôn có phần nước mắt

Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương.

Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu

Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ

Chương 7
Câu thơ cuối viết trong bệnh viện

3-3-20

Anh đi cuối những ngày nghiêng ngả bão.

Biết đời mình, mưa đã mát như em…

Truyện ngắn

“Cái tinh thần hài hước đậm chất phồn thực, cái sắc bén tỉ mỉ trong quan  sát, mà đằng sau câu chữ chặt ra chặt thái ra thái ấy tôi luôn cảm thấy độ mong manh của một tâm hồn cưu mang lắm nỗi chắc chắn sẽ cắm được một giới hạn nữa trên tiến trình vận động của văn học nước nhà, nếu như tác giả…”

Nhà văn Lê Minh Hà

----------------------------------------------------

Một chu‌yện tìn‌h

Một dạo y thuê xưởng vẽ ở khu Thành Công, vốn chỗ đấy trước là bãi rác của thành phố nằm dọc đoạn sông Tô Lịch tù hãm. Ở đây, y gặp u Mẳn. U đẹp lão, tính hay chửi, hay cười. Nhìn chung là người dễ chơi.

U Mẳn ngoài bảy mươi, buổi trưa nhà u bán cơm bụi, chiều bán nước. Ở cái loại hình dịch vụ đậm chất hè phố này, được gọi “u” cũng là sự khẳng định tính chuyên nghiệp. Y thường ăn cơm hàng u. Nhiều bữa ghi sổ, cũng vô tư.

Chồng mất đã ngoài năm năm, u vẫn ở vậy, quyết thủ tiết. Y nịnh u: “Đời nay ong ve cám dỗ nhiều, còn ngon nghẻ như u mà có cái đức chính chuyên là quý lắm!” U bảo: “Tổ cha mày, tao xây nhà sáu tấm, rồi lấy chồng khác luôn!>U Mẳn có cô cháu gái xinh, ngoài đôi mươi, vẫn phụ u bán cơm. Mắt em dài, làn môi mảnh mọng. Y nói với em: “Cái môi này là chúa nhẹ dạ!” Em cười, mắt nhóng nhánh, say say, em bảo: “Kệ!” Y ỡm ờ: “Nhưng ai ăn son trên môi này thì lại ngọt.” Đuôi mắt em thoắt quăng vào y. Em cong môi bảo: “Điêu.” Ôi! Cái miệng em duyên tệ! Thoáng phải lòng sao yêu yêu…!!!

Chương 8
Nhà cuối ngõ

Nghề nghiệp của y là vẽ tranh.

Y thuê một gian trong khu nhà hai gian nằm ở cuối ngõ làm xưởng vẽ, có lối đi và cổng riêng biệt. Chủ nhà này ở nơi khác. Người trong xóm đa phần là dân lao động, rất nhiều ca ve cũng về thuê nhà ở đấy.

Mụ Điếc tuổi gần năm mươi, bị nghễnh nặng, nhà ngay gần kề. Mụ có con nhưng không có chồng, nghề chính là làm thợ may, buổi chiều thì ra ghi lô ở đầu ngõ; cô con gái mụ vừa cưới xong, ở nhà chồng cũng gần đó. Y thường xưng hô với mụ Điếc là bà bà tôi tôi.

Vốn xưởng vẽ của y là nơi lũ bạn bè thường mò đến tụ bạ. Bọn này họ cú, thức đêm hò hét rượu chè inh ỏi, nên những chỗ y thuê ở trước đây thường bị hàng xóm sang phê bình. Giờ thuê được căn nhà mà chủ nhà không ở gần, hàng xóm lại điếc, y khoái lắm. Gặp mụ Điếc, y hô: “bệnh điếc vạn tuế!” Mụ bảo: “Tao làm gì mà phải hạn chế?”

Mụ Điếc ngồi ghi lô, y đi ngang nói: “Điếc, tên em là một bài ca.” Mụ hỏi: “Cái gì, ba mốt bảy ba á? Đề hay lô?” Thấy mọi người xung quanh cười, mụ cầm cuốn sổ chạy theo đập đập đánh y bảo: “Thằng chó này chắc lại vừa nói gì đểu!”

Ở khu nhà thuê đó một thời gian thì y có thêm hàng xóm mới, là lão Hoán. Lão đến thuê gian bên cạnh, đi chung cổng với y.

Chương 9
Khu cũ[1] [1] Truyện này mình vừa viết vừa post, vừa chỉnh sửa…

1.

Mụ Thấn người béo lẳn, mặt đỏ pừng pừng, mụ xềnh xệch lôi lão Thông đang co quắp như con dế từ trong nhà ra sân. Mụ đặt lão lên bể nước, cắp đầu lão vào nách rồi đấm như giã giò, vừa đấm vừa chửi:

- Chồng con cái đồ bị thịt, mày ở nhà có cái việc trông nhà, mà mấy cái chăn đang phơi, mà mày để thằng nào con nào rẩy đầy mắm tôm. Bà xử, xử mày… xử mày…

Lão Thông sau mỗi cú xuống đòn của vợ, lại “hự”. Chịu đòn được một lúc, lão bắt đầu la:

- Ối vợ ơi, tha cho con. Ối vợ ơi… tha cho con.

- Tha, tha, tha này.

Đánh lão Thông xong, mụ Thấn quát:

- Vào nhà! Tí về mà chưa có cơm nước thì đừng trách tao!

Thế rồi mụ đi quanh xóm, mụ bắt đầu chửi:

- Ới thằng liền ông, ới con liền bà ới đứa già đứa trẻ. Đồ ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt. Đồ cái quân không sợ Phật đánh Thánh đâm, đồân không sợ trời tru đất diệt. Chúng mày rẩy mắm tôm vào chăn bà phơi thì bà lôi ông bà ông vải tam đại lục đại nhà mày lên nghe bà chửi… Cao tằng tổ khảo nhà mày có mấy cái đầu lâu, bà cũng đào hết lên đem đựng mắm ròi mắm rục…

Nhà mình ở tầng hai của khu nhà tầng. Thằng Bách con mụ Thấn ngay từ lúc mẹ nó đi chợ về đã tót lên nhà mình lánh. Mình với thằng Bách mở hé cửa sổ, ngó xuống.

Chương 10
Hoan Xồm mang về một cái đầu video hiệu Sharp.

Từ buổi chiều, gã đã bày ti vi và đầu video ngoài sân của khu, gặp ai Hoan Xồm cũng sốt sắng mời tối ra xem phim. Ông Xích thì thầm với hàng xóm: “Cái đầu máy video này giá phải một cây, thằng Hoan trừ phi buôn lậu mới nhiều tiền thế chứ! Riêng bọn này phải theo dõi chặt!”

Buổi tối Hoan Xồm cởi trần, trên lưng xăm hình cô gái khỏ‌ּa thâ‌ּn ngồi trên đầu con rồng, phía dưới là dòng chữ: “B.L và Cái đẹp”, gã đứng cạnh ti vi, nói:

- Kính thưa bà con, Hoan tôi bao nhiêu năm tù tội, giờ bỏ dao xuống, cũng chẳng thành Phật được, nhưng quyết tâm đưa ánh sáng văn minh về cái khu nhà mình. Trong một tuần tới đây Hoan tôi xin chiếu hầu bà con điện ảnh Á Âu thế giới, gồm phim chưởng Na Tra thái tử, Tây Du Ký, Thủy hử, phim găng tơ ma phi a… Cứ một tối sẽ chiếu hai phim, chưởng Tàu chiếu trước, phim găng tơ chiếu sau. Kính mời bà con thưởng thức.

Lũ trẻ con nhiệt liệt vỗ tay. Hoan Xồm hớn hở, mặt mũi nở toác.

Tối hôm ấy ông Xích không ra trụ sở đánh bài, ông ngồi ở sân xem hết hai phim. Xem xong ông Xích nói: “Chiếu toàn phim nhố nhăng, chả có tính giáo dục, trẻ con xem thể loại này thì hỏng to!” Nhưng mấy tối sau ông Xích đều cắp ghế nhựa xuống sân từ sớm, ngồi đợi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật