Cấm vận nới lỏng, Iran lĩnh “lộc trời cho”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chuyên viên kinh tế khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Ngân hàng thế giới, ông Shantayanan Devarajan dự báo, cấm vận được dỡ bỏ sẽ tạo ra món hời trời cho đối với Iran.
Cấm vận nới lỏng, Iran lĩnh “lộc trời cho”
Ảnh minh họa

Trong bài phát biểu tại Quỹ Carnegie về Hòa bình Thế giới (Carnegie Endowment for International Peace) hôm 26/8, khi đánh giá về tác động của các điều khoản nới lỏng các lệnh trừng phạt theo thỏa thuận hạt nhân Iran, ông Devarajan cho rằng: “Chúng tôi gọi đó là “lộc trời rơi xuống”, một thuật ngữ kinh tế, khi diễn ra mức tăng mạnh về nguồn lực đổ dồn vào một quốc gia”.

Cũng theo nhà kinh tế học này, có một vài “thỏa thuận chính trị” trong thỏa thuận này, “đó là lý do vì sao chung tôi rất thận trọng khi gọi đó là “lộc trời cho”.

Theo các thành viên của đoàn đàm phán Mỹ, Iran có thể sẽ được lợi tới 55 tỷ USD một khi thỏa thuận hạt nhân này được triển khai, trong đó phần lớn dưới dạng dự trữ nước ngoài (giải tỏa được phần lớn khoản ngoại tệ trị giá 100 tỉ USD của Iran đang dự trữ ở ngân hàng các nước).

Việc nới lỏng cấm vận cũng mở đường cho Iran tăng cường xuất khẩu dầu mỏ. Theo giới chuyên gia phân tích, Iran có thể gia tăng xuất khẩu dầu mỏ đến 60% trong năm 2015. Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên Pakistan Shahid Khaqan tuyên bố, thảo thuận hạt nhân cho phép Pakistan tiếp tục hoàn thành dự án đường ống dẫn khí đốt (IP) trị giá 7,5 tỉ USD còn dang dở giữa Iran với nước này. Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga cũng quan tâm ủng hộ đường ống IP. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp luyện nhôm trị giá 3 tỉ USD tại Iran.

Các tập đoàn lớn khác của Mỹ và châu Âu - Peugeot (Pháp), General Motors và Ford (Mỹ) - cũng không bỏ qua cơ hội đầu tư vào Iran. Kể cả ông lớn hàng không Airbus cũng không nằm ngoài cuộc.

Trong khi đó, các nghị sỹ Mỹ phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran thì cho rằng, một khi nguồn tiền mặt Iran sở hữu tăng sẽ chỉ khiến khu vực thêm bất ổn. Đáp lại, ông Davarajan lập luận cho rằng, lượng tiền trên có lợi như thế nào phụ thuộc vào cách Tehran sử dụng chúng.  “Quan trọng là cách Iran quản lý “lộc trời rơi xuống” này, nếu đúng cách, nó sẽ tạo ra một sự phát triển bền vững”.

Trong một báo cáo ra tháng 8/2015 về tác động của việc nới lỏng cấm vận Iran, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Tehran nên đầu tư nguồn lợi vào cơ sở hạ tầng trong nước và nâng cấp hệ thống viễn thông để hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao  và các ngành phi dầu mỏ.

Theo bản Kế hoạch Phối hợp Hành động Toàn diện đạt được hồi tháng 7/2015, tất cả các lệnh trừng phạt liên quan tới hạt nhân chống Iran sẽ được dỡ bỏ với điều kiện Iran đồng ý chỉ duy trì chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Do bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt quốc tế bắt đầu từ năm 2012, kinh tế Iran đã lao vào cuộc suy thoái kéo dài hai năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật