Bộ Ngũ mỏng manh của OPEC ‘viêm màng túi’ vì giữ thị phần

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
OPEC đang phải chi mạnh tay để giữ thị phần trên thương trường dầu mỏ.
Bộ Ngũ mỏng manh của OPEC ‘viêm màng túi’ vì giữ thị phần
Ảnh minh họa

Giá dầu chạm đáy mới trong 6 năm cùng với những rủi ro từ hỗn loạn chính trị đã làm tổn thương Algeria, Iraq, Libya, Nigeria, Venezuela - 5 nhóm được mệnh danh là Fragile Five (tạm dịch Bộ ngũ mỏng manh) của OPEC.

Cơn đau không kết thúc ở đó, Saudi Arabia thậm chí đang phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách lớn nhất 3 thập kỷ. Giới phân tích cho rằng chiến lược sản xuất dầu mỏ với công suất tối đa để giữ thị phần là một “sai lầm chiến lược”.

Biểu đồ sau đây cho thấy tương quan thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia và các thành viên chủ chốt trong OPEC, hầu hết đều trở nên tồi tệ.

Chuyên gia phân tích tại RBC Capital Markets LLC - Christopher Louney đưa ra nhận định: “Một số thành viên OPEC có lẽ đã bắt đầu do dự liệu có đáng để hy sinh? ”

Venezuela có vẻ đã sẵn sàng cho một cơn khủng hoảng ngắn hạn trong bối cảnh đất nước đang tiến vào cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 12, các cuộc biểu tình diễn ra liên miên, hàng hóa cơ bản thiếu hụt. Chi phí bảo hiểm trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm tăng trở lại gần mức cao nhất 12 năm.

Tình hình tại Nigeria cũng không có vẻ gì khả quan, đồng tiền Nigeria giảm 7,8% , đẩy lạm phát ngoài mục tiêu 9% của NHTW. Nigeria cũng đã làm hết khả năng để hồi phục nguồn tiền đang cạn kiệt của mình.

rủi ro hỗn loạn chính trị tại Libya đang ở mức báo động cao nhất trong số các nước OPEC. Các mối đe dọa cũng tăng cao ở Algeria vì nước này đang phải đối mặt với một sự chuyển đổi quan chức lãnh đạo mập mờ, và chỉ được phán đoán sau khi nước này thúc đẩy cuộc họp các quốc gia OPEC khẩn cấp. Cả hai nền kinh tế Bắc Phi đều rơi vào thâm hụt ngân sách từ năm ngoái sau một thập kỷ thặng dư.

Là quốc gia đầu tàu trong chính sách giữ thị phần, Saudi Arabia có nguồn tài chính đủ chữa lành vết thương trong ngắn hạn, bao gồm cả thâm hụt ngân sách năm 2015 mà IMF đã ước tính rơi vào khoảng 20% GDP và khoản 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối đã bốc hơi. Tuy nhiên, “Saudi vẫn còn dự trữ ngoại hối, vẫn còn quỹ đầu tư quốc gia để đệm cho chính sách mới này trong một thời gian. Nhưng câu hỏi là: Khi nào thì giá dầu mới hồi phục đến mức 70 USD/thùng. Đừng mơ tưởng nữa vì chúng ta vẫn đang không ở điểm đó và như vậy thì cần phải xem xét lại.”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật