Thương mại Nga-Trung: Tổng thống Putin vào thế khó

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng kim ngach xuất nhập khẩu khẩu 6 tháng đầu năm giữa Nga và Trung Quốc đạt 30,6 tỷ USD, giảm 28,7% so với cùng kỳ năm trước.

Động thái điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ của Trung Quốc đã góp phần khiến đồng Rúp Nga giảm giá 3% so với USD trong tuần qua. Tuy nhiên, với kế hoạch chuyển trục chiến lược sang thị trường Châu Á, Tổng thống Vladimir Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ mối quan hệ Nga-Trung đang ngày càng khăng khít, dù kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm trị giá 30,6 tỷ USD. Mặc dù con số này thấp hơn 28,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn thấp hơn mức giảm trong thương mại của Nga với các đối tác khác. Hơn nữa, tỷ trọng giao dịch thương mại với Trung Quốc của Nga đã tăng từ mức 10,8% lên 11,4%.

Chuyên gia kinh tế Oleg Kouzmin của Renaissance Capital cho biết quy mô thị trường lớn của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Nga vẫn còn nhiều cơ hội dù kinh tế quốc gia Châu Á này giảm tốc. Giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Trung Quốc vẫn rất lớn.

Kinh tế Nga quý II đã suy giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu tháng 7/2015 giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá sản xuất và sản lượng công nghiệp của nước này cũng giảm mạnh. Với những số liệu kinh tế không lạc quan như vậy, việc gia tăng giao dịch thương mại giữa 2 nước rõ ràng bị ảnh hưởng mạnh từ các yếu tố chính trị hơn là từ lợi ích kinh tế.

Ông Kouzmin cho biết rất nhiều các dự án kinh tế lớn đã được 2 nước ký kết nhằm tăng cường mối quan hệ chính trị, như hợp đồng xuất khẩu khí đốt kéo dài 30 năm giữa tập đoàn Gazprom và CNPC. Như vậy, việc gia tăng giao dịch thương mại là hướng đi được thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị, và các nhà lãnh đạo không dễ dàng bị lay động bởi những yếu tố như giảm tốc tăng trưởng GDP.

Mặc dù vậy, các dự án kinh tế lớn đang bị ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc và việc ký kết thỏa thuận giờ không dễ dàng như trước. Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga đang cố gắng xúc tiến thỏa thuận cung cấp khí đốt cho miền Tây Trung Quốc. Với bản hợp đồng này, Gazprom có khả năng trở thành nhà cung cấp độc quyền tại khu vực miền Tây Trung Quốc khi hãng có thể cung cấp khí đốt từ các mỏ hiện có tại vùng Siberian, vốn đang hoạt động không hết công suất.

Tuy nhiên, tiến trình thỏa thuận trên đang rất chậm. Chủ tịch viện nghiên cứu Năng lượng Oxford Jonathan Stern cho biết sự suy giảm nhu cầu khí đốt tại Trung Quốc đang làm chính quyền Bắc Kinh do dự đối với bản hợp đồng trên.

Theo ông Stern, Trung Quốc đang nắm thế chủ động trong việc đàm phán các hợp đồng kinh tế với Nga bởi tăng trưởng GDP của nước này đang giảm tốc và nhu cầu khí đốt cũng giảm.

Một thông tin thú vị là đồng Rúp giảm giá lại khiến hàng hóa từ Nga hấp dẫn hơn tại Trung Quốc, như dầu hoa hướng dương hay bia.

Ngân hàng Sberbank CIB nhận định các doanh nghiệp sản xuất Nga có lợi thế cạnh tranh nhất định tại Trung Quốc. Các công ty vừa và nhỏ từ Nga có tính thích nghi khá tốt và luôn tìm được cách để tham gia cũng như tồn tại trên thị trường này.

Ở chiều hướng ngược lại, Sberbank cho rằng chính sự biến động của đồng Rúp chứ không phải Nhân dân tệ là nguyên nhân chính kìm hãm dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào thị trường Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật