Tàu ngầm hạt nhân K159 bị chìm, 800 kg uranium đe dọa phát tán hiểm họa

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học Nga và Na Uy đang có một cuộc điều tra bị kéo dài, liên quan tàu ngầm hạt nhân K159 Liên Xô bị chìm, khiến có sự nghi ngờ nó có thể phát tán chất phóng xạ nguy hiểm ở Bắc Cực.
Tàu ngầm hạt nhân K159 bị chìm, 800 kg uranium đe dọa phát tán hiểm họa
Tàu ngầm K-159 được lai dắt đi tháo dỡ, rồi bị chìm

Trang Business Insider dẫn lời giới truyền thông Na Uy đưa tin về vụ tàu ngầm hạt nhân Liên Xô bị chìm: từ 10 tháng qua, hải quan Nga vẫn tạm giữ số mẫu vật từ một chiếc tàu ngầm K-159 bị chìm hồi tháng 8.2003.

Số mẫu vật này được các nhà khoa học Nga chuyển cho các đồng nghiệp Na Uy, để xác minh xác tàu có phát tán phóng xạ hay không.

Theo hãng truyền hình NRK (Na Uy), Cục bảo vệ phóng xạ Na Uy (NRPA) đã tham gia nhiều vụ phối hợp điều tra vụ này với chính quyền Nga, đã nhờ Bộ Ngoại giao nước này can thiệp để nhận được các mẫu vật. Bộ này đã chuyển đề nghị đến Sứ quán Nga.

Nhà  vật lý hạt nhân Nils Bohmer, Tổng giám đốc Hội Bellona (một tổ chức phi chính phủ của Na Uy chuyên giám sát vấn đề chất thải hạt nhân ở Bắc Cực) nói việc hải quan Nga tạm giữ các mẫu vật vì một trong 2 lý do sau:

1. Ai đó toan gây khó khăn cho cuộc điều tra, và phá quan hệ tốt đẹp giữa Nga với Na Uy trong lĩnh vực hợp tác làm sạch hạt nhân.

2. Người Nga có điều gì đó cần giấu, và việc mẫu vật bị tạm giữ cho thấy họ muốn che giấu.

Các mẫu vật được lấy từ cuộc thám hiểm tàu ngầm K-159 của Nga - Na Uy từ tháng 8 đến tháng 9.2014. Tàu ngầm này bị chìm khi được vận chuyển từ cảng Gremikha (Nga) đến Polyarny (Bắc Murmansk, Nga) để tháo dỡ.

NRPA và chính quyền Nga đã nhất trí Nga được quyền ưu tiên phân tích các mẫu vật, sau đó chuyển chúng cho NRPA.

Nhưng hải quan Nga ở Murmansk giữ chúng lại, bỏ tủ khóa kỹ, có thể nhằm che giấu thông tin nhạ‌y cả‌m của chiếc tàu ngầm này.

Chiếc K-159 thuộc lớp Tháng 11, hạ thủy ngày 6.6.1983. Toàn bộ hệ thống lực đẩy bị xì phóng xạ năm 1965, sau một vụ xì nhiên liệu làm mát.

Công tác sửa chữa kéo dài 16 năm và nó không thể hoạt động từ năm 1989, bị bỏ phế đến ngày 30.8.2003 thì đem đi tháo sắt vụn, khi tình trạng vỏ tàu đã quá rệu rã.

4 cầu phao phải hàn vào vỏ để giữ tàu nổi trong lúc di chuyển đến quân xưởng đóng tàu Polyarny chuyên cắt sắt vụn tàu hạt nhân.

Trên đường đi, 10 thủy thủ phải liên tục bơm nước tràn vào trong, bịt các chỗ thủng.

Nhưng một cơn bão xé rách một cầu phao, tàu chìm cùng 9/10 thủy thủ và đem theo khoảng 800 kg nhiên liệu đã qua sử dụng, khiến trở thành một trong nguồn phóng xạ tiềm năng nguy hiểm nhất ở Bắc Cực.

Khi bị chìm, các động cơ của K-159 còn 800 kg nhiên liệu uranium đã qua sử dụng, và hiện các động cơ nằm ở độ sâu 246 mét, cách bờ biển vịnh Kola giàu nguồn hải sản của Na Uy khoảng 130 km.

Rất khó trục vớt K-159 do nó ở độ sâu 200 mét. Dù chính quyền trấn an rằng chiếc tàu này không gây nguy hiểm, một video đã cho thấy vỏ tàu bị rỗ lỗ chỗ và hồi tháng 5.2014, Hội Bellona nêu mức phóng xạ của nó cao hơn các các tàu ngầm hạt nhân khác những 1,5 lần.

Những lần kiểm tra xác chiếc tàu ngầm trước đây đều kết luận nó không gây độc hại phóng xạ đặc biệt.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga - Na Uy lại bất đồng về sự nguy hiểm của chiếc tàu ngầm bị chìm. Phía Nga nói sau cuộc kiểm tra hồi tháng 9.2014, rằng xác tàu không gây nguy hiểm cho môi trường dưới biển, trong khi phía Na Uy nói hiện tại thì nó không gây nguy hiểm.

Nhưng Nga - Na Uy đều đồng ý vỏ chiếc tàu ngầm quá mỏng, có nghĩa phải tính đến kế hoạch an toàn nhất: trục vớt xác tàu lên, để nước biển không thấm vào phòng đặt lò phản ứng. Nếu để nước biển thấm vào, khả năng phát tán phóng xạ vào vùng biển rất cao.

Trục một chiếc tàu ngầm cũng rất tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao, khiến Nga có thể phải thuê chuyên gia nước ngoài, như đã làm khi trục vớt tàu ngầm hạt nhân Kursk năm 2001 tốn 150 triệu USD.

Một kế hoạch khác có thể thực hiện để bảo đảm an toàn, là chôn chiếc K-159 xuống thềm lục địa, để chặn nước biển thấm vào nguồn nhiên liệu uranium đã qua sử dụng.

Không ai biết có thể làm việc này an toàn hay không, và cũng không biết đươc hậu quả của việc bỏ mặc chúng dưới biển.

Nhà báo Nielsen của tờ Barents Observer nói các nguy cơ để mặc các lò phản ứng dưới đáy biển cao hơn nguy cơ trục vớt chúng.

Ủy ban giám sát hệ sinh thái biển Nga (Roshydromet) từng tham gia chuyến kiểm tra tình trạng chiếc K-159 hồi tháng 9.2014, ra tuyên bố chính thức, nêu rằng "các dữ liệu hiện có cho thấy không có dấu hiệu chất thải hạt nhân từ lò phản ứng trên chiếc này chảy vào môi trường biển”.

Hội Bellona dự báo vụ tuôn chảy chất thải hạt nhân đầu tiên có thể xảy ra vào năm 2020, hoặc khá hơn thì vào năm 2030.

Nhà báo Nielsen nói cứ cho là chất thải phóng xạ dưới đáy Bắc Cực vẫn còn nằm yên, nhưng “chẳng sớm thì muộn, nguồn phóng xạ sẽ xì ra”.

Vụ việc hải quan Nga tạm giữ số mẫu vật đã gây khó chịu. Trong cuộc kiểm tra tháng 9.2014, các nhà khoa học Nga - Na Uy lấy các mẫu trầm tích quanh chiếc K-159, vốn có thể giữ thông tin chủ đạo về khả năng phóng xạ, theo NRK dẫn lời các chuyên gia của NRPA.

Na Uy cần các các mẫu này để hoàn tất cuộc điều tra về K-159, từ đó quyết định nên xử lý thế nào, theo bà Inger Margrethe Eikelmann, lãnh đạo nhánh phía bắc của NRPA.

Bà Eikelmann nói thêm: “Người Nga đã phân tích các mẫu, nên chúng tôi biết kết quả, nhưng chúng tôi cũng muốn có các mẫu vật, để chúng tôi có thể tự phân tích. Làm việc với người Nga mất rất nhiều thời gian, nhưng chúng tôi không thể chờ mãi”.

Bà đề nghị hải quan Nga - Na Uy đạt tới một thỏa thuận.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của trang tin điện tử thelocal.no (Na Uy), bà Eikelmann nhấn mạnh bà không quá lo ngại các mẫu vật có thể chứa những bất ngờ không vui:

“Chúng tôi làm việc chặt chẽ với người Nga suốt nhiều năm, và mỗi năm chúng tôi đều trao đổi mẫu vật và dữ liệu nên chúng tôi thực hiện tốt việc phân tích và trình bày kết quả. Nhưng chúng tôi muốn kết thúc dự án này, bằng cách có một báo cáo chung về cuộc điều tra”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật