Vũ khí Mỹ ‘mất hút’ tại Iraq

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong khi vũ khí Iraq hết lời ca ngợi vũ khí Nga thì dàn vũ khí do Mỹ bán và viện trợ cho Bagdad dần “mất hút“ trong Quân đội Iraq.
Vũ khí Mỹ ‘mất hút’ tại Iraq
Theo hãng Sputnik, ngay từ đầu năm 2015, Mỹ đã quyết định tăng viện cho Iraq 250 xe bọc thép chống mìn (MRAP) nhằm giúp chính quyền Bagdad chống lại phiến quân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).



Nguồn tin trên dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Iraq, ông Stuart Jones cho biết: “Mối đe dọa hàng đầu đối với lực lượng an ninh Iraq là những quả bom gài ven đường và bom xe.
Các xe MRAP này sẽ bảo vệ binh sỹ Iraq và giúp lực lượng an ninh Iraq giành thắng lợi trong cuộc chiến chống IS”.

Đồng thời với thông tin viện trợ xe MRAP, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Washington sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho Iraq để đáp ứng với yêu cầu của Bagdad và hỗ trợ “chính sách chống khủ‌ng b‌ố theo phương thức hợp tác chính trị, kinh tế và an ninh”.

Theo Phó Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ, Trung tướng William Faulkner cho biết, số xe MRAP Mỹ quyết định viện trợ cho Iraq là nằm trong tổng số 1.200 xe MRAP gồm nhiều phiên bản khác nhau của Mỹ hiện còn lại tại Afghanistan.

Sau khi rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ đã giao bán số lượng xe thiết giáp này, tuy nhiên đến nay chưa có quốc gia nào ngỏ ý muốn mua chúng.
Chính vì vậy, xe MRAP sẽ được tặng cho quân đội các quốc gia đồng minh, còn một số khác sẽ được chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đóng quân tại bản quốc, Na Uy. Kuwait và các cơ sở đào tạo quân sự của Mỹ.

Được biết, trong năm 2014, Mỹ đã phân bổ khoảng 300 triệu USD nhằm giúp Iraq tăng cường các thiết bị quân sự cho binh sĩ, bao gồm 12.000 bộ áo giáp, mũ chống đạn, dụng cụ y tế và 10.000 súng bộ binh.

Xuất hiện để đối phó với các mối nguy hiểm tiềm tàng từ mìn và thiết bị nổ tự chế (IED), xe bọc thép MRAP khác biệt so với các dòng xe thiết giáp thông thường ở kết cấu đáy hình chữ V giúp phân tán sức công phá của các khối thuốc nổ, mìn gài trên đường.

Ngoài tính năng chống mìn, MRAP còn được bọc giáp chống lại các dòng đạn bộ binh cỡ nhỏ và module điều khiển vũ khí tự động giúp kíp lái có thể tác chiến khi vẫn ngồi trong xe.
Tuy nhiên, thực tế tại Afghanistan và Iraq đã chứng minh MRAP không thực sự mạnh như Mỹ nói khi bị phá hủy với số lượng khá lớn.

Trước khi bàn giao số xe thiết giáp MRAP cho Iraq, Mỹ cũng đã bắt đầu chuyển giao tiêm kích F-16IQ theo hợp đồng được ký kết hồi năm 2010.
Tuy nhiên từ khi tiếp nhận đến nay, F-16IQ chưa thể hiện được gì trong vai trò chủ công của Không quân Iraq trong cuộc chiến với lực lượng IS.

Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự, F-16 bán cho Iraq là phiên bản cắt giảm tính năng (phiên bản IQ) của F-16 Block 52. Mặc dù kết cấu khung thân lấy từ F-16 phiên bản mới nhất, nhưng radar và vũ khí lại của phiên bản cũ.

F-16IQ chỉ được trang bị radar xung Dopler APG-68(v)9 với cơ cấu quét cơ khí và các dòng tên lửa AIM-9L/M-8/9 Sidewinder, AIM-7M-F1/H Sparrow và AGM-65D/G/H/K Maverick phiên bản cũ.
Đây có thể là nguyên nhân khiến F-16IQ ’mất hút’ trong Không quân Iraq.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật