100 năm nghệ thuật nud‌ּe

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vậy là đã 100 năm kể từ ngày hoạ sĩ Cézanne tổ chức phòng tranh mùa thu tại Paris, trong đó có bức tranh khoả thân "Thiếu nữ đang tắm" gây sự chú ý đặc biệt đối với giới nghệ sĩ và công luận.
100 năm nghệ thuật nud‌ּe
Ảnh minh họa
 

Bức tranh đó chính thức mở ra một xu hướng mới trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân hiện đại. Cùng với ông, hoạ sĩ thiên tài Picasso với bức Những cô gái vùng Avignon đã thực sự gây chấn động giới mỹ thuật. Để rồi từ đó, giới nghệ thuật đã lấy mốc năm 1907 làm năm khởi đầu của nghệ thuật nud‌ּe (nuy).

 

Bức Những cô gái vùng Avignon của hoạ sĩ thiên tài Picasso

 

Tuy nhiên, trước đó, nghệ thuật nu‌ּy đã có từ rất lâu. Thời Hy Lạp cổ đại với những bức tượng Venus, Apollo... đã chứng thực một thời kỳ vàng son của mỹ thuật thế giới.

Thời kỳ Phục hưng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp gợi cảm về 2 hình mẫu khoả thân Adam và Eva trên vòm thánh đường Sistine ở Vatican. Người vẽ chúng chính là hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564). Giai đoạn này, Botticelli đã vẽ bức Sự ra đời của thần Vệ Nữ, một bức tranh khoả thân đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh khiết nhất, toàn mỹ nhất của Thần Vệ Nữ. Bức tranh này đã đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp.

 

Bức Sự ra đời của thần Vệ Nữ của hoạ sĩ Botticelli
 

Sau một thời gian bước vào bóng đêm của thời trung cổ, nghệ thuật nu‌ּy đã sống lại với một sức sống mãnh liệt hơn. Các nghệ sĩ của Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức... đã rất đầu tư cho thể loại này.

Các nghệ sĩ cho rằng: chỉ có tạo hình nu‌ּy mới đi đến con đường nghệ thuật vĩnh cửu. Nhiều tác phẩm ra đời ở giai đoạn này như: Phòng trang điểm của thần Vệ Nữ của Boucher vẽ năm 1751, Khoả thân nghiêng của Renoir, Maja khoả thân của Goya, Những bộ ngực với những đoá hoa màu đỏ của Gauguin, Người cung phi lãng mạn của Carot... đã đưa giới thưởng ngoạn vào một thế giới kỳ ảo lung linh mà các nghệ sĩ đã hà hơi vào từng đường nét màu sắc của hình thể người  phụ nữ.

 

Bức Maja khoả thân của danh họa Goya
 Tại khu vực Châu Á, trước công nguyên cũng đã tồn tại nhiều bức phù điêu và tượng khoả thân trong các đền thờ ở Ấn Độ. Ở Việt Nam là những tượng khoả thân ở các nhà mồ Tây Nguyên, hoặc các bức tượng phù điêu tại các thánh địa Chàm. Rõ ràng tôn giáo Hindu tôn vinh sự phồn thực. 
bức tranh lụa Trăng tỏ của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Năm 1910, danh hoạ Léger đã vẽ bức Khoả thân trong rừng nổi tiếng. Bức tranh xử lý thiên nhiên bằng khối trụ, khối nón, khối cầu đã tạo nên một bố cục mạnh mẽ và hết sức mới mẻ. Các nghệ sĩ phương Tây trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã có nhiều tác phẩm đẹp, nhưng vẫn không bằng những bậc đàn anh đi trước. Những hoạ sĩ tài năng về tranh nu‌ּy giai đoạn này có thể kể đến như: Hornyak, Allison, Bacon... Tại Châu Á, hoạ sĩ Nhật Bản Utamaro Kitagawa (1753-1806) với bức Những người mò trai được xem là người tiên phong cho nghệ thuật vẽ tranh khoả thân ở châu lục này. Hoạ sĩ Trung Hoa Lâm Dung rất thành công trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân bằng bút pháp thuỷ mạc. Nhìn chung, các nghệ sĩ Châu Á có lối tạo hình khoả thân rất mềm mại, kín đáo và mang tính triết lý ẩn dụ cao. 

Ở Việt Nam, 2 hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và Bùi Xuân Phái cũng được xem là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Nguyễn Phan Chánh có bức lụa Trăng tỏ rất nổi tiếng. Miền nam trước đây thì có hoạ sĩ Văn Đen, hoạ sĩ Rừng... Vài thập niên gần đây thì có hoạ sĩ Thành Chương, Đỗ Quang Em, Nguyễn Quân, cố hoạ sĩ Bửu Chỉ... cũng rất thành công trong nghệ thuật vẽ tranh nu‌ּy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật