Wolfram Alpha chỉ đánh bại Wikipedia, không phải Google?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Wolfram Alpha - bộ máy tìm kiếm mới vừa được ra mắt trong tháng 5 này -được kỳ vọng là đối thủ có thể đánh bại gã không lồ Google. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người thì Wolfram Alpha lại là đối thủ đánh bại… Wikipedia.
Wolfram Alpha chỉ đánh bại Wikipedia, không phải Google?
Sẵn sàng để ra mắt, chúng ta cùng chờ xem Wolfram Alpha có đáp ứng được sự kỳ vọng?

Vừa có buổi ra mắt trong tháng 5, dựa trên phần mềm Mathematica được phát triển do chính công ty Wolframe Research, mọi người hy vọng rằng Wolfram Alpha  sẽ thổi một làn gió mới trong thế giới các bộ máy tìm kiếm trực tuyến. Trong buổi giới thiệu ra mắt tại đại học Havard vào tuần trước, giới công nghệ đã thực sự ngạc nhiên khi được chứng kiến Wolfram Alpha không chỉ thực hiện công việc tìm kiếm mà còn có thể trả lời các câu hỏi theo “ngôn ngữ tự nhiên”, theo cách mà con người hỏi nó. Và ngay lập tức, Wolfram Alpha đã được giới công nghệ so sánh và coi là “đối thủ nặng ký” của Google trong tương lai. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao lại so sánh Wolfram Alpha với Google mà không phải là một bộ máy tìm kiếm khác?

Hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với bộ máy tìm kiếm của Google, kết quả tìm được dựa vào các trang web trên Internet, ngoài ra, Google còn cung cấp cho người dùng tính năng dịch các trang web về ngôn ngữ quen thuộc (nhờ dịch vụ Google Translate tích hợp trong bộ máy tìm kiếm), trong khi đó, Wolfram Alpha không có tính năng này nhưng lại cung cấp cho người dùng dùng các biểu đồ, đồ thị và sự giải thích chi tiết cho quá trình tìm kiếm. 

Stephen Wolfram, “cha đẻ” của Wolfram Alpha đã giải thích điều tạo nên sự khác biệt của bộ máy tìm kiếm Wolfram Alpha trên blog của mình như sau:

“50 năm trước, khi công nghệ máy tính còn non trẻ, con người… làm ra vẻ họ có thể hỏi máy tính bất kỳ câu hỏi nào.

Con người giao tiếp thông qua ngôn ngữ tự nhiên. Và tôi nghĩ rằng đó cũng là lựa chọn tối ưu nhất để con người có thể giao tiếp với máy tính. Dĩ nhiên, để máy tính có thể làm quen và hiểu được ngôn ngữ tự nhiên của con người là điều cực kỳ khó khăn. Đầu tiên, con người sẽ đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình và nhiệm vụ đặt ra là phải làm sao để chuyển đổi ngôn ngữ đó một cách chính xác để máy tính để thể hiểu được.

Và bây giờ, tôi thực sự hạnh phúc khi nói rằng với sự kết hợp tài tình giữa những thuật toán, quá trình nghiên cứu ngôn ngữ và các lý thuyết liên quan… chúng tôi đã có thể thực hiện điều đó”

Tuy nhiên, trong khi đó, Lifehacker, trang web chuyên về tin tức công nghệ nổi tiếng giải thích lý do tại sao Wolframe Alpha có thể đánh bại Wikipedia, chứ không phải là Google:
 

“Đừng nghĩ rằng Wolfram Alpha sẽ trở thành “sát thủ” của Google, bởi vì thực ra mà nói thì Google giống với Wolfram Alpha, ngoại trừ Google tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu từ các website chung, nên không thể gây ấn tượng và nổi bật như Wolfram Alpha. Mặt khác, Google vẫn nắm giữa 1 góc lớn thị trường trong những lĩnh vực tìm kiếm bình thường nhất, và chắc hẳn rằng trong chúng ta không phải lúc nào cũng cần tìm đến một câu trả lời như Wolfram Alpha  khi sử dụng Google. Và đáp ứng cho nhu cầu tìm kiếm câu trả lời và nghiên cứu thông tin thì chắc hẳn rằng, Wolfram Alpha sẽ là đối thủ cạnh tranh của Wikipedia thay vì Google. Dĩ nhiên, chúng ta vẫn phải chờ đợi và nhìn xem Wolfram Alpha làm tốt thế nào khi đến tay cộng đồng người sử dụng”. 

Chắc hẳn người dùng internet Việt Nam không còn xa lạ với Wikipedia (http://en.wikipedia.org), được sáng lập từ năm 2001 bởi Jimmy Wales và Larry Sanger, là từ điển mở, là kho cung cấp thông tin và tư liệu lớn nhất trên Internet được đóng góp và chỉnh sửa bởi người dùng trên toàn thế giới. Các thắc mắc của người sử dụng có thể được giải đáp bởi cộng đồng người dùng trên Wikipedia thông qua các bài thảo luận.

Rõ ràng nhận định của LifeHacker là hoàn toàn có căn cứ, khi mà mục tiêu của Wolfram Alpha khi ra đời cũng giúp đáp ứng nhu cầu tra cứu tư liệu và giải đáp các thắc mắc của người dùng.

Dù sao, Wolfram Alpha cũng chỉ mới được công bố, giới thiệu những vẫn chưa chính thức đến tay công đồng người dùng. Mọi câu trả lời và sự kỳ vọng sẽ được đáp ứng khi bộ máy tìm kiếm này chính thức hoạt động. Các bạn hãy để mắt tới Wolfram Alpha để cùng nhau tìm ra lời giải đáp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật