Thành lập khối liên minh quân sự Nga, Trung đối chọi NATO?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm 1989, sau khi khối liên minh quân sự VARSZAWA tan rã thì trên thế giớ chỉ còn lại duy nhất khối quân sự Bắc Đại tây dương NATO. Trước bối cảnh sự đối đầu giữa Mỹ với Nga, Trung Quốc ngày càng gia tăng và mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa hai quốc gia láng giềng có thể dẫn đến một liên minh quân sự Nga-Trung.
Thành lập khối liên minh quân sự Nga, Trung đối chọi NATO?
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Nga Li Huei đã tuyên bố rằng: Trung Quốc mong muốn phát triển quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga, đồng thời các bên sẽ không sửa soạn tạo lập bất kỳ hình thức liên minh quân sự nào.

"Phía Trung Quốc hy vọng phát triển sự hợp tác toàn diện và sâu sắc với Nga, bao gồm cả hợp tác quân sự-kỹ thuật, không ngừng củng cố hiệp lực thiết thực giữa hai quốc gia và giao hảo hữu nghị giữa nhân dân hai nước", — nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.

Ông Li nhấn mạnh rằng Matxcơva và Bắc Kinh "sẽ không tạo lập liên minh quân sự dưới mọi hình thức, còn hợp tác quân sự giữa hai nước được xúc tiến phù hợp với các chuẩn mực cơ bản của luật pháp quốc tế, không nhằm chống lại bên thứ ba, cùng không động chạm đến lợi ích của những nước thứ ba".

Theo lời ông, quan hệ quân sự Trung-Nga là chỗ dựa quan trọng của quan hệ giữa hai nước.

"Việc củng cố quan hệ giữa Lực lượng vũ trang của Trung Quốc và Nga có ý nghĩa tích cực để tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau giữa hai nước, nâng cao trình độ hiệp lực chiến lược giữa hai quân đội, cùng bảo vệ nền hòa bình và ổn định của khu vực", — ông Li Huei tuyên bố.

Ông Nikolai Patrushev Thư ký Hội đồng An ninh Nga tuyên bố: Hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu do Hoa Kỳ tạo ra không phải để chống Iran và Bắc Triều Tiên, mà nhằm chống Nga và Trung Quốc và là hiện thân mối đe dọa cho an ninh của hai quốc gia này,

Hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ ở châu Á trải ra từ Alaska đến Australia – qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các chủ thể của Mỹ ở California và Philippines. Hoa Kỳ triển khai tại đây các thành tố của hệ thống lá chắn tên lửa trong trình tự đơn phương. Điều đó làm dấy lên mối quan ngại của Nga và Trung Quốc, bởi chứa đựng nguy cơ  phá hoại nền tảng  cân bằng chiến lược trong khu vực.

Rõ ràng là việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á thúc đẩy cả Nga và Trung Quốc tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực hết sức nhạ‌y cả‌m này, động chạm đến cả lực lượng hạt nhân chiến lược, — chuyên viên phân tích quân sự Igor Korotchenko nhận xét. 

Như vậy, rất có thể một ra đời một khối liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc xuất phát chính từ lập trường như vậy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật