25 tỷ đồng dự phòng chống dịch Mers-CoV: “Hơi lãng phí nhưng vẫn phải làm!”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài chính xem xét cấp bổ sung kinh phí phòng chống dịch Mers-CoV từ nguồn kinh phí dự phòng. Dự kiến 25 tỷ để mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc… chuẩn bị phòng chống dịch
25 tỷ đồng dự phòng chống dịch Mers-CoV: “Hơi lãng phí nhưng vẫn phải làm!”
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh: Đến giờ trên thế giới vẫn chưa có thuôc điều trị đặc trị cho dịch Mers-CoV.

Thông tin tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 23/6, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay: Rút kinh nghiệm từ nguyên nhân khiến dịch Mers-CoV bùng phát tại Hàn Quốc được Tổ chức y tế thế giới nhận định là do sự thiếu nhận thức của cán bộ y tế, cộng đồng và tình trạng lây nhiễm chéo trong các bệnh viện, Sở Y tế Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền trong cán bộ y tế và nhân dân về cách nhận biết cũng như những biện pháp phòng chống dịch Mers-CoV.

Sở Y tế Hà Nội đã biên soạn, in ấn, cấp phát 16.000 tờ rơi, 1.600 poster để tuyên truyền tại cửa khẩu, các địa bàn có nguy cơ và cho cộng đồng. Sở Y tế có kế hoạch tiếp tục in 1 triệu tờ rơi và 40.000 poster, 320 pano sau khi có market bằng các thứ tiếng Anh, Hàn, Ả Rập của Bộ Y tế.

Phó Giám đốc Sở cũng cho biết đã thành lập và tập huấn kiến thức cho 65 đội phòng chống dịch cơ động, trong đó có 5 đội của Trung tâm Y tế dự phòng và 60 đội của Trung tâm Y tế 30 quận, huyện, thị xã cùng với việc bổ sung các trang thiết bị phòng hộ, y tế, hó‌a chấ‌t… sẵn sàng triển khai xử lý ổ dịch.

Việt Nam chủ động phòng chống dịch bệnh MERS-CoV
//

Cũng tại buổi giao ban, ông Hạnh cho biết, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài chính xem xét cấp bổ sung kinh phí phòng chống dịch Mers-CoV từ nguồn kinh phí dự phòng, dự kiến 25 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư tiêu hao và chế độ phụ cấp phục vụ công tác phòng chống dịch Mers-CoV theo quy định.

“Kinh phí này mới là dự trù nếu xuất hiện dịch Mers-CoV. Trong đó gồm tiền giám sát dịch, hó‌a chấ‌t, thuốc men, máy móc… cũng cần tăng cường để nếu có dịch xảy ra thì đã chuẩn bị sẵn sàng. Còn những thứ đã được dự trù ở những giai đoạn dịch trước thì đã được đưa vào sử dụng. Đối với phòng chống dịch, không làm không được, nhưng làm có khi lại để đấy… Nếu hôm nay không chuẩn bị nhưng ngày mai xảy ra dịch bệnh mà không có gì trong tay thì biết làm sao?

Chúng ta mong là làm nhưng không phải sử dụng. Phòng là hơn chống dịch, thế nên nếu chúng ta thấy rằng hơi lãng phí một chút nhưng việc để phòng thì vẫn cứ phải làm để có sự chủ động trong công tác phòng chống dịch. Đây là nguyên tắc”, ông Hạnh nhấn mạnh.

Vị Phó Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết, đến giờ trên thế giới vẫn chưa có thuôc điều trị đặc trị cho dịch Mers-CoV, đối với các bệnh nhân này khi vào viện đều được điều trị các triệu chứng của bệnh, ví như: điều trị suy hô hấp, suy tim, cần thiết thì lọc máu.

“Bộ Y tế Việt Nam đã có phác đồ để điều trị Mers-CoV, nếu chẳng may có bệnh nhân mắc, Bộ Y tế cũng đã sẵn sàng để điều trị theo phác đồ mà các hội đồng chuyên gia xây dựng và đánh giá trên cơ sở điều trị các trường hợp virus khác.

Trường hợp nếu có phát hiện ca đơn lẻ nhập cảnh qua sân bay Nội Bài sẽ chuyển bệnh nhân về bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Khi bệnh viện này quá tải, các bệnh nhân của Hà Nội sẽ được chuyển về bệnh viện Bắc Thăng Long và các bệnh viện Đống Đa, Thanh Nhàn, Đức Giang, Hà Đông. Nếu có số ca mắc tăng cao thì tất cả các bệnh viện đều tham gia tiếp nhận bệnh nhân và triển khai phương án thành lập bệnh viện d‌ã chi‌ến khi cần thiết”, ông Hạnh thông tin thêm.

Cũng theo vị này, hiện ở Hàn Quốc đang dùng huyết tương của bệnh nhân đã bị nhiễm Mers-CoV, đã có kháng thể chống Mers-CoV để tiêm cho những người bị nhiễm Mers-CoV, hy vọng để nâng cao khả năng chống đỡ Mers-CoV cho người bệnh. Việc này có áp dụng hay không ở Việt Nam thì phải được Tổ chức Y tế Thế giới hướng dẫn và Bộ Y tế cho phép.

Liên quan đến câu hỏi của báo chí về việc nếu chẳng may có bệnh nhân mắc dịch Mers-CoV thì tiền viện phí điều trị bệnh nhân phải tự trả hay được miễn? Ông Hạnh cho hay: Trong trường hợp nếu có bệnh nhân mắc dịch Mers-CoV thì có quy định của nhà nước, trường hợp nào thực sự là mắc dịch bệnh mà được miễn phí là được miễn phí, còn trường hợp nào bảo hiểm y tế trả thì bảo hiểm chi trả, trường hợp cụ thể nào không phải nằm trong dịch bệnh thì phải trả phí.

Ngoài ra, Phó Giám đốc Sở cũng cho biết, thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình dịch Mers-CoV đã có một số “hoang tin” lan truyền trên trang mạng xã hội cho rằng đã có bệnh nhân nhiễm Mers-CoV đang ở tòa nhà Keangnam (quận Nam Từ Liêm). Sở Y tế Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra nhưng không đúng.

Trước thông tin này, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhắc nhở các cơ quan báo chí khi phát hiện các thông tin trên mạng xã hội nên kiểm chứng thông tin qua các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Y tế Hà Nội để có thông tin chính xác trước khi đăng tải thông tin, tránh gây hoang mang cho xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật