Những bí mật chấn động trong thế giới đèn mờ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với chúng tôi, cuộc đời H.G. như một thước phim đầy kịch tính đau thương, mất mát cùng nỗi ê chề không phải ai cũng hiểu.
Những bí mật chấn động trong thế giới đèn mờ
H.G. nói về quãng đời đen tối trong động mạ‌ּi dâ‌ּm

Sau một thời gian bị bán vào “động bàn tơ” H.G. bắt buộc phải làm quen với môi trường tưởng chừng chỉ toàn là thứ cặn bã, rác rưởi. Và, trong cái thế giới chỉ có ánh đèn mờ cùng bóng tối thác loạn, cô nhận ra được nhiều điều về những kiếp người bán thân nuôi miệng.

Ảo ảnh “ân huệ” cho những mảnh đời bán thân nuôi miệng

H.G. chia sẻ tiếp câu chuyện: “Ở trong cái thế giới được xem là “đáy xã hội này” nhiều thứ bình thường với cuộc sống lại trở thành xa xỉ. Ngày lễ, ngày tết, hay những ngày quan trọng trong cuộc đời một con người chúng ta thường quen với việc nhận tặng phẩm, nghỉ ngơi, đi du lịch, sum vầygia đình, thế nhưng trong thế giới của chúng tôi, nó không tồn tại. Chừng ấy con người là chừng ấy số phận mà ta chỉ có thể điểm qua, không thể cặn kẽ vì nếu làm điều đó thì viết một cuốn tiểu thuyết có lẽ sẽ thích hợp hơn”, cô nói với giọng đầy đau đớn của người trải qua những cung bậc cảm xúc bi ai, ái ố và tận cùng khổ ải.

H.G. nói, trong môi trường này, các cô gái bán phấn buôn hương bắt buộc phải lấy một cái tên khác. Bất kỳ ai cũng có thể mang những cái tên như: Hoa, Mơ, Mận, Lê,  Nhung, Vi... Qua những buổi trò chuyện tỉ tê, các “đào” dần thân nhau và mở lòng với nhau hơn. Trong “đội quân chân dàiB.hoa” đó, H.G.  thân nhất với Hà và Lê. Hai người mỗi người một vẻ. Lê thì đã có một đứa con. Hà thì từng trải hơn vì đã từng đi trung tâm phục hồi nhân phẩm.

Lê sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo miền núi. Học hết cấp 1 thì bỏ dở giữa chừng, ở miền quê nghèo, Lê nổi tiếng là ngoan hiền và khéo léo, nên lọt vào mắt không ít trai làng. Cuối cùng thì cô “gật đầu”, chịu cưới một cậu ấm, gia đình khá giả và có chút quyền lực trong xã. Ngày Lê lên xe hoa, ai cũng xuýt xoa vì Lê “một bước lên voi” và gia đình được phen mở mày, mở mặt. Không lâu sau, Lê sinh một cậu con trai kháu khỉnh.

Nhưng oái oăm thay, cái anh chồng hiền lành bỗng dưng dở chứng chơi bời trai gái. Lê cũng cắn răng mà chịu đựng cho đến khi phát hiện ra chồng đã nghiện m‌a tú‌y nặng, thêm vào đó là chửi bới đánh đập vợ liên miên. Sức chịu đựng của con người có hạn, Lê chấp nhận ôm con về mẹ đẻ nương tựa. Sợ mang tiếng ăn bám gia đình nhà ngoại, Lê phải lao đi kiếm tiền trang trải cuộc sống và cuối cùng là nhắm mắt đưa chân vào nhà thổ.

Hà lại có hoàn cảnh khác. Bố Hà mất sớm, mẹ đi bước nữa, Hà đau đớn và tổn thương nặng khi chính cha dượng lấy đi “cái ngàn vàng” của mình, từ ngày còn rất nhỏ. Mang ký ức đau thương này kể với mẹ đẻ, cô bị bà ruồng bỏ, chửi mắng vì không tin vào câu chuyện cô kể liên quan đến người cha dượng. Cô quyết định dứt áo ra đi với một ký ức đau thương.

Hà vào nghề B.hoa đã nhiều năm, nhưng cô sống không vì ai. Người thân của Hà coi như không có sự tồn tại của cô. Tiền kiếm được từ nghề B.hoa, cô tiêu xài mua sắm phấn son. Đặc biệt Hà sử dụng m‌a tú‌y tổng hợp khá thường xuyên và  cứ cái vòng luẩn quẩn trung tâm phục hồi nhân phẩm – nhà thổ - trung tâm phục hồi nhân phẩm.

Nước mắt sau cánh cửa nhà nghỉ

Trong đám gái B.hoa mà H.G. chơi thân còn có cô gái tên Liên, người được mệnh danh là “thiên tài” trong giới gái làm tiền. Người Liên đen nhẻm, dáng khá thô, nhưng cao, đặc biệt là rất “chiều” khách từ già đến trẻ. Với đám cave thì Liên là người có “kỹ năng đặc biệt” về chuyện giư‌ּờng chi‌ּếu, sau đó, quan trọng nhất là khả năng moi hầu bao của khách. Trong một lần “hành nghề” cạnh phòng nhau, “xong việc” H.G. ra trước, tò mò nhòm vào phòng Liên đang phục vụ khách, H.G. phát ói mửa, dù biết mình cũng chẳng hơn gì cô ta.

Có lần H.G. giảng giải một hồi cho Liên về những căn bệnh lây nhiễm qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc, cô thấy Liên mặt cứ đờ đẫn ra,  mắt rơm rớm nước. Liên lo lắng tâm sự: “Em sẽ làm mọi thứ để có tiền chị ạ. Em cần có tiền cho mẹ em mổ, không có tiền mẹ chết mất. Nhà em có 4 anh chị em, em là chị lớn. Các em bé quá, ăn còn chưa xong. Bố em thì uống rượu triền miên, đánh đập chửi bới suốt thôi”. Liên có hoàn cảnh cũng khá éo le. Mới lớn lên, Liên đã phải mang “cái ngàn vàng” đi mà rêu rao bán. Giờ mẹ bệnh, có con trâu là tài sản duy nhất cũng bán đi để lấy tiền chữa trị.

bệnh xã hội với bí mật về “bác sỹ tại gia”

Chủ động mạ‌ּi dâ‌ּm nơi H.G.  bị bán vào cũng từng là một gái làn‌ּg chơ‌ּi. Nay đây, mai đó làm cái nghề “mạt kiếp” này rồi thành dân chuyên nghiệp và trở thành bà chủ động mạ‌ּi dâ‌ּm. Điều khiến người ngoài cuộc hết sức băn khoăn là bà chủ tên L. lại nổi lên như  ân nhân của không ít cô gái sa vào cuộc sống bán trôn nuôi miệng.

Đặc biệt trong trường hợp này là Hà. Mỗi lần Hà dắt các mối gái từ quê ra thường được bà chủ thưởng khá hậu hĩnh. Với những cô gái rời khỏi trung tâm phục hồi nhân phẩm, bà L. thường đến tận nơi đưa đón. Những người còn phải “thụ  lý” (tức đang ở trung tâm phục hồi nhân phẩm) thì chị thường gửi đồ, tiền vào thường xuyên. Mục đích là “nuôi” mầm cho những “nguồn hàng” của mình.

H.G. tâm sự, với cảnh đời ngang trái, đặc biệt là những cô gái không biết đi đâu, về đâu thì đó là cả một ân huệ. Riêng Hà cứ kiếm đủ tiền là cô lại rủ bạn bè xuống Hà Nội “ba‌y lắ‌c”. Điều làm nhiều người cảm thấy lạ là lúc nào cũng thấy cô vui vẻ và đầy bất cần.

Còn Lê thì khác hẳn, cô có mơ ước dành dụm được chút tiền về xây cái nhà nhỏ cho bố mẹ để che nắng, che mưa. Rồi tính mở hàng gì đó buôn bán lấy tiền nuôi con ăn học. Mỗi lần nhìn Hà, H.G. lại thầm tự hỏi: “Liệu chỉ một vài năm nữa thôi khi sắc hương nhạt phai, không biết Hà sẽ trôi dạt về đâu? Và chắc số kiếp mình cũng như vậy”.

Sau mỗi buổi “đi làm” về, các cô thường tụ tập truyền tai nhau  những câu chuyện “thâm cung bí sử” của chính mình và của khách làn‌ּg chơ‌ּi. Toàn những câu chuyện nghe thì có vẻ khôi hài nhưng lại đầy xót xa. Hiểu được sự thật về những câu chu‌yện ấ‌y, thì thấy đó không phải là những câu chuyện cười như người ta nghĩ, mà đó là sự đánh đổi cả giá trị sống, đánh đổi tất cả chỉ vì hai chữ đồng tiền nhơ nhuốc.

Về “kỹ nghệ làm gái”, “chiều khách” ra sao, ngoài những lần chị em truyền tải kiến thức, kinh nghiệm cho nhau, những người trong động mạ‌ּi dâ‌ּm được bà chủ dạy khá chi tiết. Làm cái nghề này phải biết tiết chế cảm xúc với mục đích là để khách làn‌ּg chơ‌ּi mê mệt mình. Moi được tiền từ ví họ không chỉ có lên giường là lên giường, mà phải biết cách “chiều khách” từ A đến Z. Đặc biệt là làm thế nào để “khách” “xong việc sớm” cho đỡ mệt cái thân và còn giữ sức khỏe mà “tiếp khách” khác...

Với H.G. nó là “môn học” cực hình nhất trong cuộc đời mình. Bởi không phải lúc nào các cô gái bán phấn, buôn hương cũng gặp được những vị khách biết điều hay tỏ ra tử tế. Nhiều lần phải tiếp những khách say rượu, nghiện m‌a tú‌y, ai cũng mệt phờ. Rồi những khách dùng tiền yêu cầu làm thế này, thế kia...

Nhiều cô trong động mạ‌ּi dâ‌ּm này bị căn bệnh xã hội, thì “chủ động” lại gọi điện cho “bác sỹ tại gia” đến tận nơi tiêm vài mũi. Thế là những “cỗ máy in tiền” của bà chủ lại vào guồng quay tội lỗi...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật