Biểu tình chống căn cứ quân sự Mỹ trên khắp nước Nhật

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vòng nửa tháng trở lại đây, liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người Nhật đòi “đuổi” căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi Okinawa.
Biểu tình chống căn cứ quân sự Mỹ trên khắp nước Nhật
Máy bay Mỹ tại căn cứ không quân Futenma - gi‌tnovan - Okinawa

Biểu tình chống căn cứ quân sự Mỹ trên khắp nước Nhật

Tại Tokyo ngày 24-5, hàng ngàn người biểu tình đã bao vây tòa nhà quốc hội để phản đối việc xây dựng căn cứ quân sự mới trên đảo Okinawa, phía Nam Nhật Bản. Những người tổ chức biểu tình tuyên bố hoạt động có sự tham dự của gần 15 nghìn người.

Tokyo và Washington chủ trương xây dựng căn cứ mới tại khu vực hẻo lánh ít người ở hơn trên đảo để chuyển rời lực lượng Mỹ từ thành phố gi‌tnovan đông dân tới. Hồi tháng 4 năm nay, Thủ tướng Shinzo Abe đã gọi việc xây căn cứ mới là "lối thoát duy nhất."

Khoảng hơn một nửa binh lính Mỹ tại Nhật Bản hiện đang đóng quân ở Okinawa. Theo số liệu thống kê, ở Okinawa hiện bố trí 27.000 trong số 47.000 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nhật Bản. Số lượng căn cứ quân sự Mỹ đóng ở vùng này cũng là nhiều nhất.

Trong vòng nửa tháng nay, biểu tình chống căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản đã bùng phát trên khắp đất nước. Ngày 17-5, đã có khoảng 35.000 người dân Okinawa tham gia cuộc biểu tình phản đối việc di dời căn cứ quân sự mới từ chỗ này sang chỗ kia trên hòn đảo này.

Những người tham gia biểu tình quần chúng ở Nhật Bản đã giương cao khẩu hiệu “không nhượng bộ với chính quyền”. Cư dân địa phương đòi Mỹ không được di chuyển căn cứ quân sự “từ chỗ nọ sang chỗ kia” mà phải rút hoàn toàn ra bên ngoài khu vực này.

Đám đông tập hợp trong cuộc biểu tình trên sân vận động thành phố Naha yêu cầu Thống đốc Okinawa Takeshi Onaga tìm cách hủy bỏ kế hoạch chuyển căn cứ không quân Futenma từ gi‌tnovan đến khu vực thưa người ở Henoko, nằm ở phía bắc hòn đảo chính Okinawa.

Ông này tuyên bố “sẽ đem mọi nỗ lực để thực hiện lời hứa không cho xây dựng căn cứ mới ở Henoko". Tại thị trấn này, hàng trăm người biểu tình đã xô xát với cảnh sát địa phương bên ngoài trại Schwab-Henoko mới, hiện đang xây dựng của Mỹ. Một số người biểu tình đã bị bắt giữ sau các vụ đụng độ.

Hàng chục ngàn người trên khắp Nhật Bản từ Hokkaido đến Nagasaki cũng đã xuống đường lên tiếng phản đối. Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu: "Phản đối quan hệ tăng cường quốc phòng Nhật-Mỹ"; "Mang lại một Okinawa không có căn cứ quân sự của Mỹ"; "Hoa Kỳ phải tôn trọng ý muốn của người dân Okinawa".

Về vấn đề này, Hoa Kỳ cũng đã hơn 1 lần bày tỏ thái độ không hài lòng vì chính phủ Nhật Bản không thể tự giải quyết được vấn đề với người dân trong nước. Hồi đầu tháng này, Tổng thống Barack Obama cho biết, Washington sẵn sàng loại bỏ căn cứ hải quân đánh bộ Mỹ ở Okinawa.

Điều này được công bố tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo lời ông Obama, căn cứ hải quân đánh bộ sẽ được điều chuyển từ Okinawa đến Guam - hòn đảo thuộc phía Tây Thái Bình Dương.

Đó cũng chính là mục đích của các cư dân Okinawa, khi trong suốt nhiều thập niên qua, họ đã nỗ lực đấu tranh chống hiện diện căn cứ quân sự Mỹ trên quê hương mình. Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ thì đây được coi là một bước lùi trong chiến lược “xoay trục về châu Á”.

Khoảng cách từ Okinawa đến Guam là 2.278 km. Vì vậy, có thể thấy, trong tương lai gần chưa hẳn Mỹ sẽ nhanh chóng di dời được căn cứ Futenma trên Okinawa đến một hòn đảo xa xôi như vậy.

Tuy nhiên, trên đảo Guam đã có cơ sở hạ tầng khá phát triển. Bởi vì 1/3 hòn đảo là căn cứ quân sự Mỹ. Và mặc dù những người sống trên đảo này không có quyền tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử toàn dân nhưng Guam nằm trong thành phần Vùng thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana, liên hiệp chính trị với Hoa Kỳ.

Mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương và địa phương Nhật

Trước thềm chuyến công du Hoa Kỳ ngày 26-4 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp ông Takeshi Onaga - Thống đốc Okinawa theo đề nghị của vị quan chức lãnh đạo địa phương.

Cảnh sát Nhật Bản ngăn chặn người biểu tình chống căn cứ quân sự Mỹ

Buổi gặp diễn ra sau khi bùng nổ cuộc biểu tình lớn của người dân địa phương Okinawa bởi hành động bắt đầu dời chuyển căn cứ quân sự Mỹ Futenma từ một thành phố đông dân là Ginowan đến khu vực thưa người hơn cũng thuộc Okinawa là thị trấn Henoko gần thành phố Nago.

Hồi tháng 3, song hành với việc bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự mới là trại Schwab-Henoko, người dân địa phương bắt đầu phàn nàn về những thiệt hại gây ra với rạn san hô độc đáo ở vùng biển này.

Các đại diện chính quyền Okinawa quyết định tới thăm công trường xây dựng để trực tiếp chứng kiến việc thi công và nếu cần sẽ thi hành biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, đề xuất đến thăm đã bị từ chối thẳng thừng.

Thái độ từ chối thô bạo như vậy chọc giận người đứng đầu chính quyền Okinawa là ông Takeshi Onaga. Vị Thống đốc này đã ra lệnh đình chỉ việc thi công công trình quân sự Mỹ. Tokyo lập tức phản hồi là người đứng đầu cơ quan hành chính khu vực không có quyền đưa ra chỉ thị như vậy.

Biểu tình bùng phát dữ dội hơn với sự lãnh đạo của ông Onaga, và “đám cháy giận dữ” được dập đi bằng chuyến bay cấp tốc đến đảo Okinawa của Chánh Văn phòng nội các Ёsihide Suga, người được mệnh danh là "cánh tay phải" của Thủ tướng Nhật Bản.

Thái độ không khoan nhượng của Thống đốc Okinawa xuất phát từ thực tế là khi nhận chức vụ này hồi tháng 12 năm ngoái, ông Takeshi Onaga đã trang trọng cam kết sẽ giải thoát các cư dân trên đảo khỏi cảnh sống liền kề với căn cứ không quân “nguy hiểm” của Mỹ.

Dân đảo cũng đòi hỏi điều đó, bởi theo quan điểm ​​của họ, hiện diện của căn cứ quân sự trên địa bàn làm mất an toàn cho thường dân, đặc biệt là những chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng khổng lồ MV-22 Osprey, còn việc xây dựng căn cứ mới gây tổn hại cho môi trường xung quanh.

Căn cứ hải quân đánh bộ mới của Mỹ được xây dựng tại Schwab (trại Schwab-Henoko)

Do đó, ông Thống đốc tỏ ra “cứng đầu” và đề nghị ông Abe truyền đạt cho chính quyền Hoa Kỳ tại Washington rõ, là cư dân địa phương bất bình vì động thái “đánh bùn sang ao”, chuyển căn cứ từ nơi này đến nơi khác, nhưng vẫn cùng trên hòn đảo Okinawa.

Trên đảo Okinawa tập trung nhiều căn cứ quân sự Mỹ. Về thực chất hòn đảo này là tổ hợp các căn cứ. Và đã từ lâu căn cứ Mỹ gây quá nhiều phiền nhiễu cho người dân địa phương như mất an toàn máy bay, tiếng ồn, ô nhiễm, hành vi của một số binh sĩ Mỹ và v.v…

Trong bối cảnh đó, tâm trạng “chống căn cứ” Mỹ ở Okinawa là rất phổ biến. Những nhân vật tiền nhiệm của ông Abe như ông Yukio Hatoyama và ông Naoto Kan và cả những Thủ tướng trước đó, cũng đều thử giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, lần nào họ cũng lâm vào cảnh như đứng giữa hai ngọn lửa.

Một mặt, là thực hiện lời hứa đã đưa ra với các cử tri và tìm cách đáp ứng nhu cầu của nhân dân; mặt khác, họ phải chịu sức ép mạnh của Washington.

Còn sau đó, khi phát sinh tranh chấp gay gắt về lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền với quần đảo Senkaku, dẫn đến gia tăng căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung, thì diễn biến chuyển theo vòng xoáy khác.

Đó là luận cứ bổ sung thiên về hướng chứng tỏ rằng cả căn cứ lẫn liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đều là thành tố cần thiết để ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh. Người Mỹ tuyên bố rằng những hòn đảo tranh chấp thuộc phạm vi hiệu lực của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.

Tuy nhiên, điều này cũng không làm người dân Nhật chấp thuận và cho đến nay chính quyền trung ương Tokyo vẫn không giải quyết được triệt để mâu thuẫn với chính quyền địa phương Okinawa về vấn đề căn cứ quân sự Mỹ đóng ở trên cụm đảo được cho là tiền đồn bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư trước tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Viễn Huy(th)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật