Kẹt cứng với bán tài sản đảm bảo

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh, một số quy định về bán đấu giá tài sản trong Nghị định 17 đến nay đã không còn phù hợp và bất cập. Cần sớm xây dựng và ban hành Luật Đấu giá tài sản để hoàn thiện thể chế pháp lý và bán đấu giá tài sản.

Những vụ NH đến tận nhà chủ nợ thu ô tô, xe máy… là tài sản đảm bảo nợ đáng tiếc vẫn xảy ra. Mặc dù trong hợp đồng bảo đảm, có quy định rõ quyền của các TCTD được xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khi người vay vốn không thanh toán các khoản nợ đến hạn. Giới NH cho rằng, trong thực tế, một NH muốn bán đấu giá tài sản đảm bảo nợ vay, theo quy định hiện hành phải có văn bản đồng ý của chủ tài sản. Theo đó, các trung tâm đấu giá tài sản quận, huyện, tỉnh, thành phố mới tiếp nhận đề nghị bán đấu giá tài sản đảm bảo của NH để thu hồi nợ.

Một đại diện NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, NH sẽ không thể giải quyết nợ xấu bằng phương pháp bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay. Dù cuộc đấu giá tài sản đảm bảo nếu được thực hiện qua các trung tâm đấu giá có thành công thì bên trúng thầu cũng không thể chuyển quyền sở hữu về cho mình sau khi hoàn tất thủ tục mua lại một căn hộ, hay ô tô, xe máy…

Thậm chí, cuộc bán đấu giá tài sản thành công, nhưng nếu chủ tài sản chây ỳ không chịu giao tài sản, NH và trung tâm bán đấu giá không thể cưỡng chế buộc giao tài sản cho người mua. Khi đó NH sẽ chịu phạt vi phạm hợp đồng với bên trúng đấu giá theo cam kết ban đầu khi bán một tài sản đảm bảo nợ vay nào đó.

Thừa nhận những bất cập phát sinh trong bán đấu giá tài sản đảm bảo nợ vay của các TCTD, bà Phan Thị Bình Thuận, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh cho rằng, quy định hiện hành về bán đấu giá tài sản có Nghị định 17/2010/NĐ-CP. Từ khi Nghị định 17 có hiệu lực (1/7/2010) đến hết năm 2014, có tổng số 5.200 cuộc bán đấu giá tài sản thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chưa có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo quyền lợi người mua tài sản bán đấu giá. Nhất là các tài sản thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá thường bị chậm trễ, kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản.

Đại diện Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn hiện có 46 DN và 7 chi nhánh bán đấu giá tài sản nhưng các cuộc bán đấu giá tài sản đảm bảo của NH còn gặp rất nhiều vướng mắc. Nhất là quy định chưa rõ ràng về đấu giá đối với tài sản là quyền sử dụng đất, cho thuê đất. Thế nên việc thu hồi nợ vẫn còn nhiều khó khăn. Mà bán đấu giá xong không sang tên sở hữu tài sản cho người trúng đấu giá mua được thì không ai đến mua.

Các NH có nợ xấu hiện vẫn băn khoăn, đơn vị làm dịch vụ bán đấu giá cứ khăng khăng yêu cầu phải có văn bản đồng ý của chủ sở hữu tài sản cho phép bán đấu giá thì gần như NH không thể đạt được. Hơn nữa cơ quan công chứng có công chứng hợp đồng bán đấu giá nếu không có văn bản của chủ tài sản đồng ý cho NH xử lý tài sản đảm bảo. Điều này gây trở ngại rất lớn cho những TCTD thu hồi vốn bằng cách bán tài sản đảm bảo, trong khi nhiều khoản nợ rơi xuống nợ xấu nhưng tài sản đảm bảo vẫn có thể cứu vớt được nếu quy trình bán tài sản thông suốt.

Theo số liệu thống kê giải quyết nợ xấu của các TCTD năm 2014, trong một loạt các biện pháp gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ vay, bán nợ cho VAMC, phần bán tài sản chiếm không quá 3% tổng cơ cấu giải quyết nợ nần một NH. Nhất là những khoản nợ NH đã cho DNNN hoặc tập đoàn kinh tế vay vốn thì quy trình bán nợ càng phức tạp. Những người trong cuộc cho rằng phần lớn các khoản nợ quá hạn, NH bán tài sản đảm bảo được đều là những khoản vay giữa các bạn hàng, DN và NH với nhau.

Theo Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh, một số quy định về bán đấu giá tài sản trong Nghị định 17 đến nay đã không còn phù hợp và bất cập. Cần sớm xây dựng và ban hành Luật Đấu giá tài sản để hoàn thiện thể chế pháp lý và bán đấu giá tài sản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật