Ăn ‘Nho trộn’ Ninh Thuận giá rẻ, coi chừng ngộ độc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng loạt xe chở nho, táo có bơm chất kíc‌h thí‌ch độc hại được bán tràn lên trên địa bàn Phan Rang, sau đó từ địa điểm này lại túa vào các tỉnh phía Nam Nha Trang. Buôn Ma Thuột “đội lốt” nho, táo Phan Rang (Ninh Thuận). Những loại hoa quả “đội lốt” này ăn vào có thể ngộ độc, bỏ vào tủ lạnh thì nhão nát sau một đêm
Ăn ‘Nho trộn’ Ninh Thuận giá rẻ, coi chừng ngộ độc
Ảnh minh họa
Công nghệ "hóa trang" nho, tao đểu thành đặc sản Ninh Thuận

Nhiều người dân cũng như các tư thương buôn bán nho, táo và các mặt hàng đặc sản ở ngã 5 Phan Rang cho biết, từ đầu tháng 4 đến nay họ rất bức xúc khi có hàng chục chuyến xe cứ chất đầy nho gán mác nho Phan Rang, đặc sản nho Ninh Thuận để xuất đi các thị trường ở khu vực phía Nam, cả các tỉnh Nam Trung Bộ. Đặc biệt là các chuyến xe chở nho đểu, táo đểu thường bí mật di chuyển vào lúc chập tối.
Chiều muộn một ngày giữa tháng tư chúng tôi theo chân một chiếc xe tải chất đầy nho được gán mác nho Phan Rang. Người chủ xe tên Minh cho biết tất cả số nho này đều mua của các chủ vườn ở Phan Rang và chở lên các chợ đầu mối ở Lâm Đồng. Nho này lên Lâm Đồng tiêu thụ rất mạnh vì nhiều khách du lịch đến Đà Lạt tiện thể cũng muốn mua luôn cả nho Phan Rang.
Giờ nghỉ chân trước khi lên đèo để lên Đà Lạt, chủ xe này vạch tấm bạt che ra và leo lên bơm một thứ nước vào tất cả số nho ở trên xe. Ông ta giải thích rằng đi đường dài nắng nóng nên cần bơm thêm nước lạnh cho nho tươi chứ hoàn toàn không phải thuốc gì cả. Tuy nhiên theo một số người dân ở Phan Rang thì những chiếc xe chờ đầy nho này chỉ có một phần nhỏ là nho thật, còn lại là nho Trung Quốc, nho đểu được bơm chất kíc‌h thí‌ch vào cho phồng to và bóng lên. Loại nho này nếu không được dưỡng bằng nước phun liên tục thì sẽ thối ngay trên xe.
Theo quan sát, chúng tôi thấy có chùm nho nặng hàng kí, màu tím nhạt, có vỏ mỏng. Người tài xế đưa cho chúng tôi ăn thử thì thấy rất ít hạt, vị khan khan chứ không ngọt dịu như nho thường. Khi đưa những quả nho này cho một số người dân ở đây thì họ bất ngờ cho biết nho này rất khác lạ. Lạ hơn nữa là từ đầu tháng 4 đến nay, các chủ xe tải cứ đến mua một ít nho Phan Rang sau đó mang lên bỏ vào những xe tải đã chất sẵn đầy nho lạ.
Những người chuyên trồng nho này cũng cho biết: nho đặc sản hay nho Ninh Thuận quả thường nhỏ, có màu đỏ hoặc tím nhạt, quả căng mọng, chắc và cứng chứ không bệu bệu như những loại nho lạ này.
Ông Trần Lĩnh Hoàng, một người chuyên trồng nho lâu năm cho biết: “Có lần tôi lấy thử chùm nho lạ trên những chuyến xe tải này về bỏ vào tủ lạnh một hôm là thối ngay. Các chủ xe thường chất đủ số nho đều, nho lạ, nho đã được bơm chất kíc‌h thí‌ch sau đó tập kết đến ngã 5 mua thêm một ít nho Phan Rang thật để tiếp thị hoặc dụ câu các chủ cửa hàng”.
Cũng trong những ngày giữa tháng 4, chúng tôi quan sát thấy hai chiếc xe tải chất đầy nho tươi gán mác nho đặc sản Phan Rang tiến thẳng về chợ trung tâm Nha Trang. Khi đến khu vực chợ Vĩnh Hải thì hai chiếc xe dừng lại và liên tục tiếp thị là nho đặc sản Phan Rang, màu nho bóng lộn. Nhiều người sau khi mua nho này về ăn đã bị đau bụng và buồn nôn.
Các xe tải nho Trung Quốc, nho bơm chất kíc‌h thí‌ch này còn bán dạo dọc các khu dân cư đông người ở chợ Đầm, chợ Mới. Nhiều chủ hàng thấy nho rẻ và màu sắc bắt mắt cũng mua số lượng lớn trữ để bán nhưng đã mất cả vốn lẫn lời. Không những thế, táo loại quả nhỏ cũng được các chủ xe gán mác táo Phan Rang mang vào bán ở Nha Trang và nhiều thị trường khác.
Ông Trần Lịch, một người bán nho lâu năm ở ngã 5 Phan Rang cho biết, có những buổi chiều muộn ông thấy hàng chục chuyến xe tải nối đuôi nhau chở các loại nho, táo “đội lốt” này ngược vào phía Nam.
Ham rẻ và những tác hại

Những ngày cuối tháng 4 này, theo quan sát của chúng tôi thì nho Trung Quốc, nho lạ, táo lạ bơm chất kích thích được bày bán tràn lan dọc các chợ ở Nha Trang. Nhiều người dân thường đi mua hàng ở chợ Vĩnh Hải, Nha Trang cho biết: “ Nho Trung Quốc, nho lạ sau khi được bơm chất kíc‌h thí‌ch quả to nhìn bắt mắt, giá lại rẻ nên thu hút được nhiều người mua. Người tiêu dùng và khách hàng lại ưu rẻ, có hôm cả một xe tải đầy ắp nho và táo vừa đổ xuống là người dân tập trung đến mua gần hết. Bây giờ chẳng biết phân biệt nho thật hay nho giả thế nào nên người ta đề bảng nho Ninh Thuận thì mình mua vì nhìn qua bên ngoài cũng giống nhau. Có ăn thử cũng không biết”.
Nhiều khách hàng cho biết khi nhìn thấy nho mọng, nhìn bắt mắt nên mua về ăn. Ăn liên tục cả tuần thì bắt đầu thấy bụng đau âm ỉ nhưng không nghĩ đó là do tác hại từ nho nên hôm sau họ lại mua tiếp về bỏ vào tủ lạnh, ai dè sau một ngày đêm, nho thối nhũn hết. Lúc đó họ mới té ngửa khi biết đã mua phải loại nho “đội lốt” nho Phan Rang.
Theo nhịều chủ vườn nho ở Ninh Thuận thì hiện nho Ninh Thuận có rất nhiều loại, trong đó hai loại ăn tươi là nho đỏ và nho xanh được bán phổ biến nhất, giá bán lẻ ngoài thị trường khoảng 40.000 đồng/kg nho đỏ, nho xanh 65.000 đồng/kg. Khi bỏ vào tủ lạnh thì ruột vẫn chặt, không bị nhão, có thể để hàng tuần mà vẫn tươi ngon. Khi bóp tay vào quả nho thì có tươi đến mấy nho cũng không hề bị vỡ ra.
Trong khi đó, nho đỏ Trung Quốc, nho lạ được bơm chất kíc‌h thí‌ch ruột rất bở và nhão.
Nhiều tiểu thương bán nho ở Phan Rang cũng cho biết, nho trên những chiếc xe tải chở đi các tỉnh đó chỉ có 10% là nho thật của Phan Rang, còn lại đều bị làm nhái và bơm chất kích thích. Nhiều người buôn bán chân chính này cũng bày tỏ mong muốn nho đặc sản Phan Rang, Ninh Thuận hay các loại táo Ninh Thuận cần có một loại tem nhãn đặc biệt chứ không phải người dân nào cũng tinh ý nhận ra.
Theo một chủ xe chở nho Phan Rang vào Nam thì hàng sau khi nhập sẽ được chia nhỏ ra các xe tải phân phối cho các sạp ở các chợ đầu mối như Hóc Môn, Tam Bình và nhiều nơi khác. Từ đây hàng bắt đầu được các chủ sạp, chủ xe xé lẻ đưa ra chợ, cửa hàng bán cho người tiêu dùng. Còn ông Ba Mọi, một trong những người trông nho nổi tiếng nhất Ninh Thuận cho biết, hiện không phải là mùa thu hoạch chính của nho Ninh Thuận nên sản lượng rất ít, tại tỉnh vẫn chưa trồng được nho xanh không hạt nên nếu trên thị trường ghi bảng “nho xanh không hạt của Ninh Thuận” là không đúng. Có chăng thì đó là nho giả mạo mà thôi.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật