Triển lãm ‘Hà Nội - một bảo tàng sống’

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những bức ảnh của nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn - chụp các kiến trúc đặc trưng của Hà Nội - được trưng bày trong triển lãm.
Triển lãm ‘Hà Nội - một bảo tàng sống’
Một tác phẩm trong bộ ảnh “Nhà Tây biến hình“ của Nguyễn Thế Sơn.

Chương trình do Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức nhân dịp khai trương Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ). Triển lãm diễn ra từ 24/4 đến 24/5, trưng bày 19 bức phù điêu, gần 80 bức ảnh về kiến trúc và cuộc sống của người dân phố cổ.

Các bức ảnh trưng bày thuộc hai bộ tác phẩm của Nguyễn Thế Sơn: "Tôi đi tìm ngôi nhà chung" và "Nhà Tây biến hình". Trong loạt ảnh đầu, Nguyễn Thế Sơn chụp những ngôi đình tổ nghề trong 36 phố phường Hà Nội, từ đó mang tới cái nhìn sâu về văn hóa, cuộc sống trên đất "Kẻ Chợ". Còn loạt ảnh "Nhà Tây biến hình" thể hiện sự biến đổi của những biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội trong quá trình phát triển đô thị.

"Đối với tôi, Hà Nội giống như một c‌ơ th‌ể sống, rất đẹp nhưng luôn phải thay hình đổi dạng qua suốt hành trình biến thiên của thời cuộc. Hà Nội là nơi mà ở đó các lớp lịch sử cứ xuất hiện rồi chồng đè lên nhau tựa như những lớp địa tầng của thời gian. Nhìn vào những dấu hiệu đứt gãy - những âm hưởng còn sót lại của một Hà Nội xưa - pha trộn cùng các biểu tượng, hình ảnh của thời đại mới khiến tôi có cảm giác như đang dần đọc các lớp lịch sử của đô thị. Vì vậy tôi nghĩ Hà Nội giống một bảo tàng sống, nơi lưu giữ đầy đủ cả ký ức của quá khứ và nhịp sống của hiện tại...", tác giả nói.

Từ quan niệm, cách nghĩ đó, các dự án nhiếp ảnh của Nguyễn Thế Sơn luôn tìm sâu, giải mã các mối liên kết giữa quá khứ còn sót lại, in dấu trên kiến trúc, văn hóa, đời sống Hà Nội hôm nay. Không chỉ lưu giữ lại những hình ảnh về kiến trúc, các không gian văn hóa, các dự án của tác giả còn đặt ra những vấn đề về bảo tồn, lưu giữ những di sản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật