Luật pháp các nước quy định thế nào về quyền được chết?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết, nhưng đây là luôn là chủ đề mà các tranh cãi về mặt đạo đức và pháp lý chưa bao giờ nguội.
Luật pháp các nước quy định thế nào về quyền được chết?
Dignitas là một tổ chức ở Thụy Sỹ cung cấp dịch vụ trợ tử miễn phí. Ảnh: The Guardian

Hà Lan: bệnh nhân tự quyết định quyền được chết trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo

Tháng 4.2002, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa an tử(euthanasia) và trợ tử(assisted suicide).

Nước này đưa ra một tập hợp những điều kiện nghiêm ngặt: bệnh nhân phải trải qua đau đớn không thể chịu nổi, bệnh của họ không thể chữa được, và quyết định chết phải được đưa ra bởi bệnh nhân trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo.

Năm 2010, có 3.136 người được cấp dung dịch làm chết người dưới sự giám sát y tế.

Cái gọi là trị liệu an thần(palliative sedation)-biện pháp giúp người bệnh cảm thấy êm ái hơn trong lúc chờ chết mà không phải dùng đến thuốc t‌ּự t‌ּử- cũng trở nên phổ biến rộng rãi trong hoạt động của các bệnh viện với 15.000 trường hợp từ 2005, theo số liệu của Hiệp hội y tế hoàng gia Hà Lan.

Quy định này làm dấy lên một cuộc tranh cãi dữ dội về quyền t‌ּự t‌ּử, vì t‌ּự t‌ּử có trợ giúp mà nằm ngoài các tiêu chuẩn nói trên thì vẫn là phi pháp và được xem như giết người.

Có lẽ vậy mà ông Ton Vink, lãnh đạo của Horizon-một tổ chức đưa ra lời khuyên cho những người định t‌ּự t‌ּử cho biết:“Khoảng 10 đến 15% số người tìm đến chúng tôi thật sự t‌ּự t‌ּử”.

Để tránh bị truy tố, ông này không bao giờ cung cấp thuốc cho khách hàng. “Hầu hết mọi người tìm đến chúng tôi cảm thấy an tâm hơn bởi thông tin chúng tôi cung cấp và không tự đưa mình về thế giới bên kia”, ông Ton Vink nói.

Pháp: An tử và trợ tử là phi pháp

Tổng thống François Hollande hứa rằng sẽ xem xét quyền được chết, nhưng ông đã luôn phủ nhận mọi ý định hợp pháp hóa an tử và trợ tử.

Năm 2005, luật Léonetti của Pháp đưa ra một khái niệm về quyền được để chết.

Với những quy định nghiêm ngặt, luật này cho phép các bác sỹ quyết định giới hạn hoặc ngừng chữa trị nếu không hiệu quả, không tương xứng, hoặc không có mục đích nào hơn là kéo dài sự sống nhân tạo. Cho phép bác sỹ dùng thuốc giảm đau, với tác dụng phụ là có thể rút ngắn tuổi thọ.

Gần đây, có hai trường hợp liên quan đến quy định này được dư luận chú ý. Một bác sỹ bị buộc tội dùng thuốc dẫn đến đẩy nhanh cái chết của 7 lão bệnh đã được tha bổng; và Tòa án cấp cao của Pháp đã cho phép những bác sỹ ngừng điều trị và cho ăn một người đàn ông trẻ đã ở sống trong tình trạng thực vật 6 năm.

Trong trường hợp mới nhất , cha mẹ của bệnh nhân đã kháng án lên Tòa án nhân quyền Châu Âu và đang chờ đợi quyết định.

Mỹ: Bác sỹ được phép kê đơn thuốc t‌ּự t‌ּử cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối ở 5 bang

Tuy nhiên, an tử hay cái chết không đau đớn, vẫn là bất hợp pháp.

Trong những năm gần đây, những cuộc vận động liên quan đến quyền được chết đã có đạt được một số kết quả, nhưng đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi.

Oregon là bang đầu tiên ở Mỹ hợp pháp hóa trợ tử. Luật có hiệu lực từ năm 1997, cho phép những bệnh nhân giai đoạn cuối, đủ năng lực tinh thần, thời gian sống còn lại dưới 6 tháng, yêu cầu đơn thuốc để kết thúc cuộc đời.

Hơn một thập niên sau, bang Washington thông qua biện pháp đã được áp dụng ở bang Oregon. Năm 2013, nhà lập pháp bang Vermont thông qua một luật tương tự.

Những quyết định của tòa án ở bang Montana và New Mexico cũng đưa ra tiền lệ pháp tương tự.

Năm 2013, gần 300 người Mỹ bị bệnh giai đoạn cuối đã được kê đơn thuốc t‌ּự t‌ּử, và khoảng 230 người đã chết sau khi dùng thuốc, một số người đã chọn cách không dùng thuốc.

Đức và Thụy Sỹ: Cho phép trợ tử trong một số hoàn cảnh nhất định

Ở những nước nói tiếng Đức, thuật ngữ “an tử” thường bị né tránh vì nó liên quan đến chính sách ưu sinh trong thời kì Đức quốc xã.

Luật pháp của các nước này tách bạch khái niệm “trợ tử”(assisted suicide) và “trợ tử tích cực”(active as‌sisted suicide”.

Theo đó, trợ tử tích cực-có nghĩa là bác sỹ kê đơn và giao thuốc t‌ּự t‌ּử cho bệnh nhân, là bất hợp pháp.

Nhưng luật pháp của Đức và Thụy Sĩ cho phép trợ tử trong một số hoàn cảnh nhất định.

Ở Đức, trợ tử là hợp pháp khi thuốc trợ tử được lấy đi mà không có sự giúp đỡ nào khác, ví dụ như hướng dẫn hoặc hỗ trợ của một ai đó đối với bệnh nhân.

Ở Thụy Sỹ, luật thả lỏng hơn khi cho phép trợ tử trong trường hợp không có động cơ trục lợi cá nhân. Thụy Sỹ đã chấp nhận một số tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp t‌ּự t‌ּử miễn phí như Dignitas, Exit…

Trong một khảo sát gần đây, 2/3 người Đức nói rằng họ sẽ ủng hộ luật cho phép trợ tử tích cực. Nhưng chính phủ đã thông báo rằng họ muốn siết chặt luật liên quan đến trợ tử.

Bộ trưởng y tế Hermann Gröhe tuyên bố rằng ông muốn cấm những tổ chức tương tự như Dignitas ở Đức.

Bỉ: Đã luật hóa quyền được chết

Bỉ là nước thứ hai trên thế giới ghi nhận quyền được chết với một luật được thông qua năm 2002 hợp pháp hóa an tử.

Luật quy định bác sỹ có thể giúp bệnh nhân kết thúc cuộc sống khi họ bày tỏ mong muốn được chết vì đang phải chịu đựng những thương tổn không thể chịu nổi và vô phương cứu chữa.

bệnh nhân cũng có thể được chết êm ái nếu họ nói rõ điều đó trước khi rơi vào tình trạng hôn mê hoặc thực vật.

Luật không nói rõ một phương pháp nhất định nào cho cái chết êm ái, và khái niệm “trợ tử” cũng không được nhắc đến trong luật, mà theo lý giải của Jacqueline Herremans, một nhà đấu tranh cho quyền được chết là “trợ tử” hay “an tử” đều có cùng ý nghĩa.

Điểm khác biệt ở đây là, bác sỹ phải ở cạnh bệnh nhân đến hơi thở cuối, thay vì bác sỹ chỉ kê đơn như cách làm của bang Oregon, Mỹ.

Số ca chết êm ái ở Bỉ tăng đến 1.807 vào năm 2013, so với 1.432 vào năm 2012, 708 vào 2008 và 235 vào 2003. Hơn một nửa trường hợp an tử năm 2013 là người già từ 70 tuổi trở lên, 80% ca an tử là người nói tiếng Hà Lan.

Những ca an tử đang chú ý gần đây như: Một phụ nữ chuyển giới 44 tuổi bị biến dạng khuôn mặt và hình thể sau khi phẫu thuật, cảm thấy mình như “quỷ dữ”; một cặp song sinh 45 tuổi bị điếc và mù cảm thấy không còn biết sống vì điều gì…

Năm 2013, Bỉ trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa an tử với trẻ em. Không có giới hạn tuổi tác nào cho người trẻ khi tìm đến một mũi tiêm thuốc t‌ּự t‌ּử, nhưng họ phải tỉnh táo về quyết định của mình, ở giai đoạn cuối cận kề cái chết và chịu đau đớn vượt khả năng điều trị y tế.

Trẻ em muốn an tử phải được cho cho phép của cha mẹ. Nhưng thực tế cho đến nay hầu như chưa có trường hợp trẻ em an tử nào được báo cáo với nhà chức trách.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật