Hy Lạp muốn NATO thôi trừng phạt Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hy Lạp muốn thúc đẩy sự hợp tác đôi bên cùng có lợi với Moscow và đề nghị EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga.
Hy Lạp muốn NATO thôi trừng phạt Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos. Ảnh: Reuters.

Hy Lạp là bạn, và là đồng minh truyền thống của Nga. Vì thế, nước này sẽ nỗ lực thuyết phục Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga vì những gì mà họ cáo buộc Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos trả lời tờ tin tức trực tuyến Gazeta cho biết.

Ông Panos Kammenos là nhà lãnh đạo cánh tả phản đối biện pháp thắt lung buộc bụng của Hy Lạp, ông cũng gia nhập lực lượng đảng cánh tả SYRYZA của Thủ tướng Alexis Tsipras trong chính phủ liên minh. Ông cũng là đại diện duy nhất của phương Tây tới tham dự Hội nghị An ninh Quốc tế lần thứ 4 tổ chức ở Moscow hôm thứ Năm (16/4).

“Hy Lạp là một thành viên NATO và EU. Và thông điệp của tôi gửi tới các tổ chức này là chúng ta cần phải làm việc cùng với Nga và làm mọi thứ có thể để dỡ bỏ lệnh trừng phạt, đó là thảm hoạ đối với cả Nga và EU. Hy Lạp đang chuẩn bị để đóng vai trò làm trung gian thực hiện điều này”, ông Kammenos nói.

“Chúng tôi đã chia sẻ các vấn đề như khủ‌ng b‌ố, trên tất cả là khủng bố Hồi giáo… Các nhóm này cũng là một mối đe doạ cho NATO và đây là nơi mà Hy Lạp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sườn phía nam của liên minh. EU, NATO và Nga cần phải làm việc cùng nhau, chống lại kẻ thù chung bằng cách trao đổi thông tin tình báo và tạo ra khu vực an ninh chung”, ông Kammenos thêm vào.

“Các hệ thống vũ khí có tiếng như S-300, TOR hay hệ thống tên lửa Kornet và một lượng lớn vũ khí do Nga chế tạo đang là một phần của kho vũ khí ở Hy Lạp. Nó cũng được tích hợp đầy đủ vào hệ thống hiện có của NATO. Chúng tôi có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, bao gồm cả việc tạo ra các cơ sở sản xuất quốc phòng chung”

Trong chuyến thăm gần đây tới Moscow, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin về việc xây dựng một nhánh đường ống thuộc dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đi qua Hy Lạp, cung cấp khí đốt tự nhiên sang châu Âu. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với Hy Lạp, hiện nước này muốn cải thiện các mối quan hệ lâu dài vốn đã căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh thị trường truyền thông thế giới. Sputnik sẽ chính thức thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật