Nghĩa địa trực thăng, xe tăng hình thành sau khi khắc phục sự cố Chernobyl

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính quyền Liên Xô buộc phải bỏ những phương tiện tham gia ứng cứu vụ nổ lò phản ứng số 4, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, ngày 26/4/1986 vì nhiễm xạ.
Nghĩa địa trực thăng, xe tăng hình thành sau khi khắc phục sự cố Chernobyl
ảnh minh họa

Khi "nghĩa địa" trên nằm tại bãi đất trống ở Rassokha, cách nhà máy điện khoảng 25 km về phía tây nam.

Trực thăng vận tải biến dạng sau gần 3 thập kỷ bị vứt bỏ. Chúng từng được sử dụng để phun hó‌a chấ‌t đặc biệt ngăn phóng xạ phát tán quanh lò phản ứng.

Đội xe cứu hỏa hoen gỉ nằm tại nghĩa địa. Lực lượng cứu hộ đã dùng chúng để phun nước vào lò phản ứng, ngăn các thanh nhiên liệu tiếp tục tan chảy.

Những cỗ xe tải biến dạng sau nhiều năm bị thiên nhiên tàn phá. Thợ săn kỷ vật không dám tiếp cận khu vực vì sợ phóng xạ.

Loạt xe chữa cháy đã tới nhà máy Chernobyl trong đêm thảm họa xảy ra. Một số bị chôn xuống đất còn những chiếc nhiễm xạ nhẹ hơn đang nằm la liệt trong nghĩa địa.

Một số xe tải không còn động cơ.

Xe buýt biến thành những khối sắt vụn.

Sự cố điện hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ ngày 26/4/1986, gây ra thảm họa hạt nhân dân sự tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.

Phương tiện quân sự tham gia ứng cứu thảm họa cũng bị vứt bỏ.

Những cỗ máy góp phần xây nấm mồ bê tông khổng lồ quanh lò phản ứng số 4. Chúng là lời nhắc cả thế giới về sự cố điện hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.

Một máy bay cất cánh tại khu vưc Rassokha


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật