Chế tạo ADN nhân tạo để chữa trị các bệnh nan y

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà nghiên cứu tuyên bố, đã tìm ra chìa khóa để loại bỏ những căn bệnh nan y hiện nay khi khám phá ra cách chế tạo những sợi ADN nhân tạo, mô phỏng các căn bệnh nguy hiểm khác nhau, chẳng hạn như cúm, Ebola, ung thư hay HIV/AIDS và thử nghiệm dùng chúng để chữa trị chính những căn bệnh đó.
Chế tạo ADN nhân tạo để chữa trị các bệnh nan y
Ảnh minh họa

Nghiên cứu được đăng tải trên tại chí Boston News Times cho hay các thử nghiệm phương pháp này ở người đã bắt đầu và các kết quả được thông báo là tương đối khả quan.

Phương pháp chữa trị trên hiện mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Inovio, một trong những công ty phát triển kỹ thuật mới này, đang nghiên cứu khả năng dùng ADN nhân tạo để tránh cho những phụ nữ bị các tổn thương cổ tử cung mắc ung thư cổ tử cung.

Theo báo Boston News Times, phương pháp chữa trị mới bao gồm cả việc tiêm vào các ADN nhân tạo, mô phỏng bệnh vào c‌ơ th‌ể các bệnh nhân. Việc này sẽ làm khởi phát một "phản ứng miễn dịch" trước bệnh, giúp hệ thống miễn dịch nhận diện và loại bỏ nguy cơ bệnh nếu phơi nhiễm.

Về cơ bản, cách chữa trị mới được cho là sẽ phát huy tác dụng thông qua dạy hệ miễn dịch nhận ra một protein nhất định tồn tại trong một căn bệnh cụ thể và loại bỏ nó trước khi mầm bệnh khiến người nhiễm phải phát ốm.

Tiến sĩ Joseph Kim, lãnh đạo Inovio, cho biết, các kết quả ban đầu đầy hứa hẹn và cách chữa trị này có thể trở thành một "liệu pháp chữa trị ung thư phổ quát".

Quan điểm của tiến sĩ Kim về "liệu pháp chữa trị ung thư phổ quát" căn cứ vào thực tế rằng, 85% các bệnh ung thư có chứa 1 protein có tên gọi hTERT. Bằng cách tiêm một sợi ADN nhân tạo chứa hTERT vào c‌ơ th‌ể bệnh nhân, c‌ơ th‌ể người bệnh sẽ có thể nhận diện và tấn công nó trước khi phát bệnh.

Tiến sĩ Kim nhấn mạnh: "Chúng ta đang tiến gần tới việc cho ra đời một làn sóng biệt dược mới, sẽ thay đổi cách chữa trị ung thư. Các cách tiếp cận mới này sẽ dẫn tới việc chữa trị tốt hơn và an toàn hơn cho những người bị ung thư".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật