Tỉ lệ ‘vàng’ và những ứng dụng trong đời sống

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tỷ lệ vàng khi được áp dụng trong nghệ thuật đều mang đến cho con người 1 cảm giác đẹp hài hòa và dễ chịu một cách khó giải thích. Qua nhiều thế kỷ, cái đẹp tuyệt đối của nghệ thuật và óc thẩm mỹ của loài người chưa bao giờ chệch quá xa khỏi tỷ lệ kỳ bí này.
Tỉ lệ ‘vàng’ và những ứng dụng trong đời sống
Ảnh minh họa

Tỷ lệ vàng được giảng trong các môn học như nghệ thuật, kiến trúc, mỹ thuật, trang trí, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, vv… như là một quy luật, tương hợp kỳ lạ với óc thẩm mỹ tự nhiên của con người.

Dường như Tạo hóa đang tiết lộ với chúng ta về bí mật của bản thiết kế mà Ngài đưa vào trong mỗi phần tử của vũ trụ.

1. Tỉ lệ vàng là gì?

Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có "tỷ lệ vàng" nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp.

2. Hình chữ nhật vàng

Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có tỉ lệ các cạnh bằng 1: φ , tức là vào khoảng: 1:1.618. Cách lập một hình chữ nhật vàng theo phương pháp Le Corbusier được mô tả dưới đây:

- Vẽ một hình vuông cạnh bằng 1 (đỏ).

- Vẽ một đoạn thẳng từ trung điểm của một cạnh đến một trong hai giao điểm của hai cạnh đối diện.

- Lấy đoạn thẳng vừa vẽ làm bán kính, vẽ một đường tròn. Đường tròn này sẽ định vị điểm thứ ba của hình chữ nhật tại giao điểm của đường tròn và cạnh chứa tâm đường tròn kéo dài.

3. Vòng xoắn ốc vàng hay đường xoắn ốc Fibonacci

Khi đường xoắn ốc Lôgarit tiếp xúc trong với các cạnh của một chuỗi các hình chữ nhật vàng thì nó được gọi là Đường xoắn ốc vàng. Các đường chéo của các hình chữ nhật vàng lại cắt hai vòng xoắn liên tiếp của đường xoắn ốc này theo tỉ lệ vàng.

Ngôi sao năm cánh "vàng"

4. Tỉ lệ vàng trong kiến trúc và hội họa

- Tỉ lệ vàng đã được biết đến từ khá lâu. Đây là tỉ lệ tượng chưng cho thẩm mỹ, cho tính cân đối của tự nhiên và tạo hóa. Các họa sĩ và các kiến trúc sư từ lâu đã biết cân đối kích thước các chi tiết trong công trình hay trong các bức vẽ của mình để đạt được sự hài hòa của tự nhiên. Hãy cùng dạo qua một số ví dụ điển hình mà có lẽ bạn sẽ phải ngạc nhiên.

+ Đến Parthenon, Acropolis, Athens

Nhìn vào hình vẽ ta dễ dàng nhận ra các tỉ lệ vàng xoay xung quanh một hình xoắn ốc vàng tưởng tượng. Có lẽ, chính nhờ sự thiết kế này, đền Parthenon mới đạt được sự hài hòa cân đối, và trở thành công trình kiến trúc có một không hai của Hy Lạp.

+ Tháp Rùa của Việt Nam

Tháp Rùa, theo tương truyền, do Bá Hộ Kim xây dựng (người thực sự thiết kế thì không rõ) lúc đầu với mục đích chôn cất th‌i hà‌i cha. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim.

Tính cân đối của tháp rùa có được một phần do thiết kế theo tỉ lệ vàng. Nhờ đó, tháp rùa trở thành một trong những biểu tượng nối tiếng của Hồ Gươm, của Hà Nội, của Việt Nam.

+ Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa Huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân

Trong màu trắng phớt xanh, phớt hồng, một cô gái hơi nghiêng, đầu ngả trên cánh tay đang ngắm hoa. Dáng mềm mại của cô gái đựoc tôn thêm bằng tư thế đặc biệt của hai tay: Cánh tay trái ṿng qua đầu, đặt hờ lên mái tóc. Hai bông huệ to, nổi bật bởi màu trắng tinh khiết. Toàn bộ bức tranh như thầm thầm kể với người xem về một cô gái trong trắng, thơ ngây, nhưng cũng đầy ưu tư cuộc sống.

Chúng ta không biết khi vẽ bức tranh này hoạ sĩ Tô Ngọc Vân có vẽ phác trước đường xoắn ốc vàng ra không, nhưng việc “nhìn ra” đường xoắn ốc vàng như trên giúp ta cảm thụ bức tranh một cách đầy đủ hơn, và do đó thấy được sâu hơn vẻ đẹp của tác phẩm.

5.Tỉ lệ vàng tỏng các tác phẩm của Leonardo da Vinci

Đây là bức tranh bí ẩn nhất, gây tranh cãi nhiều nhất của danh họa Leonardo da Vinci . Từ bức tranh, ta có thể thấy khuôn mặt nàng Mona Lisa nằm gọn trong một hình chữ nhật vàng và cấu trúc phần còn lại của bức tranh cũng cấu trúc theo một vòng xoắn ốc vàng.

Không chỉ có thế, ta còn tìm thấy tỉ lệ này trong các bức họa khác của họa sĩ tài ba này. Bức Vitruvian Man là một ví dụ.

6. Tỉ lệ vàng ở các sản phẩm Apple

Ngay cả thời nay, tỉ lệ vàng vẫn luôn được các nhà thiết kế ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm của mình.

Logo quả táo khuyết của Apple thì ai cũng biết và rất nổi tiếng nhưng ít ai biết cách mà các nhà thiết kế đã tạo ra nó, hay nói cách khác là nó được vẽ ngẫu nhiên hay theo một tỉ lệ nào? Thật tuyệt vời khi người ta khám phá ra rằng logo quả táo được thiết kế theo tỉ lệ vàng được giwois hội họa và kiến trúc áp dụng trên những tác phẩm kinh điển. Cụ thể, Rob Janoff đã tạo nên logo Apple dựa trên hình chữ nhật vàng và dãy số Fibonacci huyền ảo. Không chỉ có logo quả táo, logo iCloud mới đây, logo Mac OS Lion, iPhone 4 cũng chịu ảnh hưởng từ tỉ lệ vàng (Golden Ratio).

Không chỉ có logo mà Apple còn được cho cũng sử dụng tỉ lệ vàng vào thiết kế phần cứng, hãy lấy ví dụ với iPhone 4. Hình dáng của iPhone 4 là một hình chữ nhật vàng với các chi tiết bên trong tuân theo quy luật này. Tỉ lệ vàng còn được tìm thấy ở việc sắp xếp vị trí jack tai nghe, ăng-ten sóng gần đó, micro phụ và cụm camera/đèn flash phía sau máy.

7. Tỉ lệ vàng trong tự nhiên

Không chỉ dừng lại ở các tác phẩm hội họa và các công trình kiến trúc, tỉ lệ vàng, một tỉ lệ của tự nhiên và thực tế nó gắn với các hiện tượng tự nhiên một cách đáng ngạc nhiên.

- Vóc dáng con người và định nghĩa siêu mẫu.

Con người là một thực thể của tạo hóa. Con người đẹp một cách hoàn hảo. Đấy là những điều kinh thánh vẫn nói. Cái đẹp của con người ở đây có lẽ là sự cân đối về vóc dáng. Và nếu bạn tự tin, về bản thân, hãy cùng đọc những dòng sau đây và thử đo trên chính c‌ơ th‌ể bạn, để khẳng định một lần nữa rằng: “ Bạn thật sự đẹp”.

- Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay = Ф

- Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) = Ф

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / đỉnh đầu tới ngực = Ф

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều rộng đôi vai = Ф

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài cẳng tay = Ф

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài xương ống quyển = Ф

- Đỉnh đầu tới ngực / đỉnh đầu tới gốc sọ = Ф

- Đỉnh đầu tới ngực / chiều rộng của bụng = Ф

- Chiều dài của cẳng tay / chiều dài bàn tay = Ф

- Vai đến các đầu ngón tay / khuỷu tay đến các đầu ngón tay = Ф

- Hông đến mặt đất / đầu gối đến mặt đất = Ф

- Gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài một dang tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1,618 = Ф, thì đó là thâ‌n hìn‌h của các siêu người mẫu.

8. Tỉ lệ vàng ở khuôn mặt người

Một khuôn mặt thật sự hoàn hảo là một khuôn mặt cân đối. Và ta luôn tìm thấy tỉ lệ vàng ở những tuyệt tác tự nhiên ấy. Như vậy tỉ lệ vàng hay tỉ lệ hoàn mỹ, không chỉ để định nghĩa về vóc dáng, mà còn về khuôn mặt thế nào là đẹp?

- Tỉ lệ vàng thấy ở thiết diện cắt qua một con ốc sên.

Đây là một ví dụ điển hình nhất cho đường xoắn ốc vàng mà có thể bạn chưa để ý.

- Tỉ lệ vàng trên họa tiết của một con bướm “ chuẩn”.

- Và bạn có thể làm kiểm nghiệm nho nhỏ ngay lập tức, tỉ lệ giữa độ dài đốt 1 bàn tay và độ dài xương bàn tay là một tỉ lệ vàng.

- Tỉ lệ vàng và vũ trụ.

Trong vũ trụ có rất nhiều thiên hà xoắn ốc theo đúng tỉ lệ của đường xoắn ốc vàng. Ví dụ dải ngân hà NGC 5194 cách dải ngân hà của chúng ta 31 triệu năm ánh sáng.

Tỉ lệ vàng còn được thấy ở các hành tinh. Sao Thổ là một ví dụ:

Và ngay cả mặt trăng và trái đất cũng xuất hiện những tỉ lệ thần thánh này:

- Tỉ lệ vàng và bản chất con người.

Vật chất di truyền ở mức độ phân tử của con người là phân tử AND. Mô hình không gian của phân tử này gồm hai chuỗi xoắn kép quanh một trục tưởng tượng. Và điều tuyệt vời là kích thước của mô hình cấu trúc này cũng cân đối chằn chặt theo tỉ lệ ‘’ thần thánh’’.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật