Cách để trẻ không bao giờ bị sặc sữa khi bú bình

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ các mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây nhằm tránh mọi mối nguy hại với bé!
Cách để trẻ không bao giờ bị sặc sữa khi bú bình
Cho con bú bình bạn phải biết cách để không gây hại tới trẻ.

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, một vài tháng đầu đời, hội chứng trào ngược (hay còn gọi là nôn trớ) khá phổ biến, nhất là khi trẻ ăn hay bú quá no.

Đây được gọi là nôn trớ sin‌ּh l‌ּý, không đáng ngại. Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ khi nằm mà cha mẹ không phát hiện, thức ăn có thể trào ngược vào đường thở gây sặc.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày.

Nguyên nhân có thể do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, hệ tiêu hóa chưa ổn định và do tư thế cho trẻ bú chưa đúng. Trong đó, việc trẻ nằm bú là một trong những nguy cơ có thể gây tình trạng này.

Vì thế, để hạn chế nguy cơ từ trào ngược dạ dày, thực quản phải rất lưu ý khi cho trẻ bú.

Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ

- Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ.

- Không đùa với trẻ khi đang bú, khiến trẻ cười gây sặc.

- Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc Sữa lên mũi). Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ còn yếu, sinh non tháng. Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú.

- Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.

- Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu v‌ú lại ngăn bớt sữa xuống.

- Với những trẻ không nuôi bằng Sữa mẹ, phải bú bình cần chú ý đầu núm v‌ú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm v‌ú.

Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để Sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi phải dùng thìa đổ Sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi trẻ nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào Mũi trẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật