Không để cấp huyện, xã được quyền ban hành văn bản Pháp Luật?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cho ý kiến về dự thảo Luật ban hành văn bản Pháp Luật chiều 9/3, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho rằng cần phải thay đổi thẩm quyền, đầu mối ra văn bản Pháp Luật.
Không để cấp huyện, xã được quyền ban hành văn bản Pháp Luật?
Ông Nguyễn Doãn Khánh đề nghị không giao thẩm quyền ra văn bản Pháp Luật cho cấp huyện, cấp xã (Ảnh: ND)

Ông Nguyễn Doãn Khánh cho rằng, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ có từ cấp tỉnh trở lên, còn cấp xã, huyện không được thẩm quyền này. Mặc dù không được quyền ban hành, song theo ông Khánh, chính quyền cấp huyện, xã vẫn có thể thực hiện quản lý được theo đúng chức năng nhiệm vụ.

“Trình tự trong xây dựng luật pháp cần có đổi mới. Muốn có hiệu quả Pháp Luật thì thẩm định chính sách phải đi trước một bước. Chính sách không đạt yêu cầu, không khả thi thì dứt khoát phải loại bỏ” – ông Khánh nhấn mạnh.

Nhất trí với quan điểm trên, ông Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TANDTC cho rằng, việc các đơn vị trên được quyền ra văn bản đang gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhiều trường hợp văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh cũng không rõ ràng là văn bản quy phạm Pháp Luật hay văn bản Pháp Luật. Ông cũng nhất trí với quan điểm Tòa án không được ra văn bản và đề nghị tách ra thành 2 luật riêng biệt rõ ràng.

Với tốc độ xây dựng luật của ta như hiện nay, ông Sơn cho rằng nhiều quy định sẽ chưa thể cụ thể hóa được trong luật, không chỉ Luật Tư pháp mà còn các luật liên quan đến tổ chức các cơ quan tư pháp, hay một số quy định liên quan đến tài chính, công tác cán bộ… Do vậy ông Sơn đề nghị giữ nguyên thông tư liên tịch của các cơ quan tư pháp.

Trước các ý kiến đề xuất trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị ban soạn thảo cần phải quy định rõ ràng, dễ hiểu. Chẳng hạn, một người bị xử phạt mà lại không nộp phạt, không thi hành thì gọi là vi phạm Pháp Luật chứ không phải vi phạm văn bản hành chính; hay một bộ trưởng đã được bổ nhiệm, đương nhiên từ lúc bổ nhiệm đến miễn nhiệm ông ấy sẽ là bộ trưởng. Nhưng trong trường hợp ông ấy không làm thì sẽ bị xử lý, vì Quốc hội chưa cho mà ông ấy lại tự bỏ công sở về. Trường hợp như vậy là vi phạm hành chính chứ không vi phạm quy phạm Pháp Luật.

“Tưởng văn bản hành chính để thực hiện hành chính nhưng thực chất là thi hành Pháp Luật. Đó là văn bản Pháp Luật đấy, một loại áp dụng lâu dài, một loại áp dụng cụ thể việc này, việc khác, nhưng đều là văn bản Pháp Luật cả” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Liên quan đến thẩm quyền ban hành, Chủ tịch Quốc hội cũng đồng tình với chủ trương giảm bớt đi, và không nên để cấp huyện, xã ra văn bản Pháp Luật, nhưng điều đó không có nghĩa là ông chủ tịch huyện không được ra quyết định. Bởi nếu không ra được quyết định thì sẽ không thực hiện được trên địa bàn họ. Thế nhưng khi ra quyết định thì lại bảo họ vi phạm. Trước thực trạng này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm sao cho thông, cho thuận lợi và dễ dàng thực hiện.

“Bây giờ bỏ hết thông tư không bộ nào ra nữa, nhưng nghị định phải chi tiết. Luật của ta giờ không cần nghị định được không?... Bỏ thông tư nghĩa là nhao vào nghị định, bỏ nghị định nghĩa là tất cả phải nhao vào luật. Có anh nào dám bảo khả thi không? Làm sao làm nổi! Khổ nỗi cứ bí thì lại bảo để nghị định, bí nữa thì bảo chờ thông tư. Phải có thanh tra phối hợp chứ, bớt đi càng nhiều càng tốt!” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật