Đà Nẵng kỷ niệm 50 năm ngày Mỹ đổ quân

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
9h sáng ngày 8/3/1965, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của đế quốc vào miền Nam và 10 năm đấu tranh để thống nhất đất nước của quân dân Việt Nam.
Đà Nẵng kỷ niệm 50 năm ngày Mỹ đổ quân
Hình ảnh những toán lính Mỹ đầu tiền đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng với những khí tài hiện đại, thị uy dân chúng. Ảnh: Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp.

Sáng 6/3, lần đầu tiên Hội khoa học Lịch sử thành phố cùng Bảo tàng Đà Nẵng trưng bày chuyên đề "50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng". Buổi tọa đàm về sự kiện Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 9 đổ quân vào bãi biển Đà Nẵng cũng được tổ chức nhân dịp này.

Ngày 8/2/1965, Mỹ đưa một tiểu đoàn tên lửa Hawk của thủy quân lục chiến Mỹ vào Đà Nẵng. Đúng một tháng sau, lúc 9h sáng 8/3/1965, Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 9 đổ bộ lên bãi biển từ Phú Lộc đến Xuân Thiều (nay thuộc quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Chiều cùng ngày, Tiểu đoàn thứ hai của Lữ đoàn 9 được không vận từ căn cứ quân sự Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Tổng số quân từ các lần đổ bộ của Mỹ khoảng 3.500 lính.

Mỹ chọn Đà Nẵng để đổ bộ vì đây là vị trí quân sự chiến lược, dễ bề chia cắt hai miền Nam - Bắc; Đồng thời tận dụng cảng nước sâu và một cự ly nhất định với miền Bắc để xây dựng các căn cứ quân sự d‌ã chi‌ến, mục đích tấn công miền Bắc bằng không quân và hải quân. Vào Đà Nẵng, quân đội Mỹ chiếm đóng sân bay Đà Nẵng và khu vực Tây Bắc (huyện Hòa Vang), xây dựng các doanh trại d‌ã chi‌ến.

Ông Phan Văn Tải, cựu biệt động chống Mỹ, chỉ chính xác địa điểm lính thủy quân lục chiến của Mỹ đổ bộ xuống Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Lính Mỹ triển khai chiếm đèo Hải Vân, núi Phước Tường, xây dựng lô cốt và trận địa pháo, lắp đặt hệ thống radar hiện đại trên bán đảo Sơn Trà để khống chế vùng trời. Sây bay Đà Nẵng và hai sân bay trực thăng Nước Mặn, Xuân Thiều được gấp rút xây dựng. Mỹ cho lập ty cảnh sát Gia Long, tòa thị chính, quân vụ, tòa lãnh sự ở Đà Nẵng... Hệ thống phòng thủ bên trong nội thành do quân Việt Nam Cộng hòa đảm trách, bên ngoài là quân Mỹ.

Xu hướng đế quốc có mặt tại miền Nam Việt Nam đã được dự báo sớm. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, họ đã bộc lộ tham vọng tham chiến tại Việt Nam thông qua việc viện trợ cho Pháp tiến hành chiến tranh tại Đông Dương, đưa hàng nghìn cố vấn Mỹ vào miền Nam Việt Nam để giúp cho chính quyền Ngô Đình Diệm và sẵn sàng hất cẳng Pháp. Khi chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" thất bại nặng nề, Mỹ buộc phải đưa quân đội vào tham chiến để triển khai chiến lược "chiến tranh cục bộ", nhằm cứu vãn tình hình.

Đề cập việc tổ chức hội thảo và trưng bày dịp này, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho rằng đây là dịp "nhắc nhớ một sự kiện đau thương với người dân Việt Nam, người dân Mỹ cũng như toàn thế giới, để không lặp lại những cuộc chiến tranh".

Khi Bảo tàng Đà Nẵng mở những gian trưng bày di vật, chứng tích tội ác. Nhiều người lính Mỹ đã đứng lặng hàng giờ, xem lại những bức ảnh, những mảnh bom và bật khóc. "Người Mỹ cho thế giới thấy họ là người có trách nhiệm với cuộc chiến mình gây ra. Bằng chứng là những cuộc xử lý chất độc dioxin ở sân bay quốc tế Đà Nẵng, hỗ trợ nạn nhân nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam", ông Thiện nói thêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật